Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 kết nối tri thức Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

BÀI 8: DI TRUYỀN GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH

(17 câu)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ, allele a quy định mắt trắng. Gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Ruồi cái mắt đỏ có kiểu gene là

A. XaY.

B. XaXa.

C. XAY.

D. XAXA.

Câu 2: Quá trình giảm phân bình thường của cơ thể có kiểu gene XAXa tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây ở thú, tính trạng do gene quy định chỉ biểu hiện ở giới đực?

A. Gene nằm trong tế bào chất và gene nằm trên NST thường.

B. Gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.

C. Gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.

D. Gene nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.

Câu 4: Ở ruồi giấm, thực hiện phép lai P: XMXM × XmY. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gene AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền các gene ở thú, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các gene trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.

B. Các gene trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gene liên kết.

C. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới đực.

D. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.

B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.

C. Ở một số loài côn trùng như bướm, các thể đực là giới đồng giao tử, các thể cái là giới dị giao tử.

D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 4: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?

A. 16.

B. 8.

C. 9.

D. 17.

Câu 5: Ở người, bệnh máu khó đông do một gene lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

A. XmXm ×  XmY.

B. XMXm ×  XmY.

C. XmXm ×  XMY.

D. XMXM ×  XMY.

Câu 6: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận 

A. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. 

B. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. 

C. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. 

D. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Bố bị máu khó đông và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con gái bị bệnh là 25%.

B. Bố không bị bệnh và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 25% và đó là con trai.

C. Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%.

D. Mẹ bị máu khó đông thì con trai cũng bị máu khó đông.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.

Câu 1: Ở một loài côn trùng, cặp NST giới tính ở con cái là XX, con đực là XY. Tính trạng màu mắt gồm 2 loại kiểu hình do hai cặp allele (A, a) và (B, b) nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Màu mắt nâu có 3 dòng thuần chủng (kí hiệu là dòng 1, dòng 2 và dòng 3). Người ta sử dụng hai dòng thuần chủng mắt nâu để tiến hành hai phép lai sau.

- Phép lai 1: (P1): ♀ dòng 2 × ♂ dòng 1, thu được F1-1 có 100% ♀ mắt đen : 100% ♂ mắt nâu.

- Phép lai 2: (P2): ♀ dòng 1 × ♂ dòng 2, thu được F1-2 có 100% ♀ mắt đen : 100% ♂ mắt đen.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về tính trạng màu mắt của loài côn trùng trên?

a. Màu mắt đen trong quần thể có tối đa 9 kiểu gene.

b. Nếu cho con ♂F1-2 × ♀ dòng 3 thì trong số các con tạo ra ở F2, con ♂ mắt nâu chiếm tỉ lệ 37,5%.

c. Nếu cho các con F1-1 giao phối ngẫu nhiên thì tạo ra F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới là như nhau.

d. Giả sử hai dòng mắt nâu (dòng 1 và dòng 2) được tạo ra nhờ phương pháp gây đột biến gene và chọn lọc từ dòng mắt đen thuần chủng, kết quả của hai phép lai trên cho thấy đột biến này đã xảy ra ở hai locus khác nhau.

Đáp án:

a. S

b. S

c. Đ

d. Đ

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay