Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể
Giáo án Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phát biểu được khái niệm đột biến NST.
Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST. Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến NST đối với sinh vật.
Trình bày được vai trò của đột biến NST trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích các sơ đồ 12.1 – 12.3, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp).
Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; biến phân công công việc hợp lí thông qua thảo luận tổ, nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Đưa ra được mô hình minh họa hoặc sơ đồ tư duy để thuyết trình cho nội dung mình được phân công chuẩn bị.
Đề xuất được phương pháp tạo giống cây trồng ăn quả không hạt bằng cách sử dụng loại tác nhân gây đột biến phù hợp.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phát biểu được khái niệm đột biến NST.
Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST.
Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST.
Phân biệt được các dạng đột biến số lượng NST. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến NST đối với sinh vật.
Trình bày được vai trò của đột biến NST trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Từ sơ đồ cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc, giao tử lệch bội, thể đa bội, đề xuất được cách sơ đồ hoá cơ chế phát sinh một số bệnh ở người như: hội chứng Down, bệnh ung thư bạch cầu, hội chứng XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner; lúa mì lục bội (6n) và chuối trồng có quả (3n) hiện nay.
Đề xuất biện pháp phòng trị các bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST; tạo các giống cây trồng da bội cho năng suất cao,...
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn trong mỗi bài học và các dự án nghiên cứu khoa học.
Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của GV; trung thực trong báo cáo kết quả nghiên cứu.
Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
Sơ đồ minh họa cho các Hình 11.1 - 11.3 SGK/hình ảnh về các hội chứng bệnh ở người liên quan đến đột biến NST/hình ảnh về các giống cây trồng, vật nuôi đa bội/hình ảnh về các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
Các tư liệu về vai trò của đột biến NST trong tiến hóa, chọn giống và nghiên cứu di truyền; một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST gây bệnh ở người sưu tầm thêm được ngoài SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về đột biến nhiễm sắc thể.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi; HS tham gia trò chơi để xác định được các bệnh, tật liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi “Tìm điểm khác biệt”:
+ Xác định sự khác biệt giữa các bộ nhiễm sắc thể của những người mắc các bệnh, hội chứng với bộ nhiễm sắc thể của người bình thường.
+ Chỉ ra tên loại bệnh, hội chứng đó.
* NST của người bình thường:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tham gia trò chơi.
- GV quản trò, quan sát quá trình HS tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm HS hoàn thành trò chơi.
Gợi ý trả lời:
Hình 1 - Hội chứng Down, thừa 1 NST ở cặp số 21;
Hình 2 - Hội chứng Turner, mất 1 NST ở cặp NST giới tính;
Hình 3 - Hội chứng Patau, thừa 1 NST ở cặp số 13;
Hình 4 - Hội chứng Klinefelter, thừa 1 NST ở cặp NST giới tính;
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho các nhóm.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Ở người, những bất thường về nhiễm sắc thể gây ra một số hội chứng nguy hiểm như Down, Turner, Patau, Klinefelter,... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những bất thường đó? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 12. Đột biến nhiễm sắc thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đột biến nhiễm sắc thể
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm đột biến NST.
- Vẽ được sơ đồ phân loại các dạng đột biến NST.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK tr.60 và tìm hiểu về khái niệm và các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm và các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ như sau: Nhóm 1: Thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1A. Nhóm 2: Thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1B. - Dựa trên sản phẩm của các nhóm, GV yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về các dạng biến đổi nhiễm sắc thể (bằng qua sơ đồ phân loại), từ đó hình thành khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, định hướng (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện hai nhóm trình bày. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1A: (1) mất đoạn (C); (2) lặp đoạn (BC); (3) Đảo đoạn (BCD → DCB); (4) Chuyển đoạn tương hỗ; (5) Chuyển đoạn không tương hỗ. Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1B: Dạng A: thể ba, 2n + 1 = 9; Dạng B: thể một, 2n – 1 = 7; Dạng C: thể tam bội, 3n = 12; Dạng D: thể tứ bội, 4n = 16. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM - Khái niệm: Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi liên quan đến cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể. - Phân loại: + Đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn NST. + Đột biến số lượng NST: đột biến lệch bội và đột biến đa bội. |
Trường: ………………………………………………………………………………….. Lớp: ……………………………………………………………………………………… Nhóm: …………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1A Tìm hiểu khái quát về nhiễm sắc thể Cho các cụm từ sau: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn tương hỗ, chuyển đoạn không tương hỗ. Hãy sắp xếp các cụm từ trên tương ứng với các số từ (1) → (5) trong hình dưới đây:
|
Trường: ………………………………………………………………………….. Lớp: …………………………………………………………………………………… Nhóm: ……………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1B Tìm hiểu khái quát về nhiễm sắc thể Cho các cụm từ sau: thể một, thể ba, thể tam bội, thể tứ bội. Hãy sắp xếp các cụm từ trên tương ứng với các dạng A, B, C, D và cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi dạng. Biết tế bào ban đầu có bộ NST 2n = 8. ………………………………………………………………… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc NST.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 12.1 SGK tr.60 - 61 và tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các dạng đột biến cấu trúc NST.
c. Sản phẩm học tập: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đọc thông tin mục II, quan sát Hình 12.1 SGK tr.60 - 61 tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các dạng đột biến cấu trúc NST, hậu quả và nêu ví dụ tương ứng. - Các nhóm thảo luận và tổng hợp ý kiến vào bảng nhóm thông qua hình thức sau: Nhóm 1 và 2: Trình bày bằng bảng. Nhóm 3 và 4: Trình bày bằng sơ đồ tư duy. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK tr.61: Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu thông tin mục II, quan sát Hình 12.1 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát quá trình hoạt động của các nhóm và định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày sản phẩm. - GV tổ chức đánh giá chéo và tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình. - HS xung phong trả lời câu hỏi: + Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng dẫn đến làm thay đổi nhóm gene liên kết và có thể dẫn đến thay đổi chiều dài của NST. + Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí gene trên NST mà không làm thay đổi nhóm gene liên kết, không làm thay đổi kích thước NST. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC 1. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh Nguyên nhân - Do các tác nhân vật lí, hóa học hoặc trao đổi chéo giữa các đoạn tương đồng trên các NST. Cơ chế phát sinh - Do các NST cuộn lại hoặc xếp chồng lên nhau dẫn đến khi NST bị đứt thành các đoạn thì các đầu đứt gãy nằm liền nhau được các enzyme nối lại và việc nối có thể không đúng như trình tự ban đầu làm xuất hiện các loại đột biến cấu trúc NST. - Đột biến cũng có thể xảy ra trong giảm phân do các NST tiếp hợp và trao đổi chéo với nhau tại các đoạn trình tự nucleotide tương đồng. 2. Các dạng đột biến cấu trúc a) Mất đoạn - Hình thành do một đoạn NST bị đứt mà không được nối lại. - Hậu quả: làm mất vật chất di truyền nên phần nhiều là có hại. Ví dụ: + Mất đoạn cánh ngắn NST số 5 gây hội chứng Cri-du-chat; + Mất đoạn cánh dài NST số 11 gây hội chứng Jacobsen. b) Lặp đoạn - Xảy ra do trao đổi chéo không cân. - Một đoạn NST được lặp lại một hoặc vài lần. - Hậu quả: Tăng chiều dài NST. Ví dụ: + Ở ruồi giấm, lặp đoạn Bar trên NST giới tính X làm mắt lồi thành mắt dẹt; + Ở người, lặp đoạn nhỏ mang gene mã hóa protein myelin trên cánh ngắn của NST số 17 gây rối loạn dây thần kinh ngoại vi (hội chứng Charcot-Marie-Tooth). c) Đảo đoạn - NST bị đứt gãy và nối lại theo cách khác. - Hậu quả: + Không làm mất vật chất di truyền. + Có thể dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo. + Hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới. Ví dụ: Ở người, đảo đoạn vùng quanh tâm động của NST số 9 → các giao tử bất thường làm tăng nguy cơ sảy thai, các trường hợp có khả năng sống sẽ mắc các dị tật bẩm sinh. d) Chuyển đoạn - Chuyển đoạn tương đồng giữa các NST khác nhau hoặc trên cùng một NST. - Hậu quả: làm thay đổi kích thước cũng như nhóm gene liên kết và sự thay đổi vị trí gene trên NST → thay đổi mức độ biểu hiện của gene. Ví dụ: Đột biến chuyển đoạn tương hỗ: Ở người, đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 8 và 14 gây bệnh u lympho Burkitt (một bệnh ung thư tế bào bạch cầu - tế bào lympho B, thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên). * Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ: Chuyển đoạn không tương hỗ từ NST 21 sang NST số 14 gây hội chứng Down. |
Thông tin bổ sung 1. Khái niệm mất cân bằng gene Các loại đột biến NST thường tạo ra các tế bào bị mất một số gene hay thêm một số gene hoặc vừa thiếu lại vừa thừa một số gene làm cho các sản phẩm của gene trong tế bào không giữ được tỉ lệ cân bằng như bình thường. Hiện tượng này được gọi là mất cân bằng gene. Mất cân bằng gene thường gây chết hoặc gây ra các kiểu hình đột biến. 2. Sự bắt cặp và phân li của các NST trong giảm phân ở cá thể chuyển đoạn và đảo đoạn dị hợp tử - Sự bắt cặp và phân li của các NST trong giảm phân ở cá thể chuyển đoạn dị hợp tử: Khi cá thể chỉ có một NST trao đổi đoạn cho một NST không tương đồng khác thì cá thể đó được gọi là chuyển đoạn dị hợp tử. Trong giảm phân, các đoạn tương đồng của các NST bắt đôi với nhau tạo thành hình chữ thập đặc trưng như hình dưới đây:
Hình 1. Các NST tham gia chuyển đoạn ở cá thể dị hợp (a) và kiểu tiếp hợp theo hình chữ thập trong giảm phân (b) nhưng có thể phân li theo ba cách khác nhau (c): phân li xen kẽ; phân li liền kề I và phân li liền kề II. Ở kì sau I, các NST phân li nhau theo ba cách khác nhau: Phân li xen kẽ, phân li liền kề I và phân li liền kề II. Kiểu phân li liền kề I và II đều dẫn đến tạo ra giao tử mất cân bằng gene còn phân li xen kẽ tạo ra giao tử cân bằng gene. Vì kiểu phân li liền kề II rất hiếm gặp nên phần lớn chỉ có kiểu phân li xen kẽ và phân li liền kề I làm cho cá thể chuyển đoạn dị hợp bị bán bất thụ. - Sự bắt cặp và phân li của các NST trong giảm phân ở cá thể đảo đoạn dị hợp tử: Ở các cá thể đảo đoạn dị hợp, NST bình thường tiếp hợp với NST bị đảo đoạn trong giảm phân I hình thành nên vòng đảo đoạn đặc trưng, có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học. Nếu giữa các gene trong vùng đảo đoạn xảy ra trao đổi chéo như hình dưới đây thì sẽ tạo ra một nhiễm sắc tử có hai tâm động và một đoạn bị đứt rời không chứa tâm động. Đoạn không có tâm động sẽ bị enzyme phân giải còn nhiễm sắc tử chứa hai tâm động sẽ bị đứt rời một cách ngẫu nhiên ở bất kì vị trí nào khi phân li ở kì sau. Kết quả của sự kiện này dẫn đến 50% số giao tử bình thường (cân bằng gene). Vì vậy, cá thể đảo đoạn dị hợp thường giảm khả năng sinh sản khoảng 50% (bán bất thụ). Hình 2. Sự bắt cặp và phân li của các NST trong giảm phân ở cá thể đảo đoạn dị hợp tử Kiểu tiếp hợp và phân li NST đặc trưng ở cá thể đảo đoạn dị hợp dẫn đến hình thành các giao tử mất cân bằng gene. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức