Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 20 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Câu khiến, dấu chấm than

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 20 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Câu khiến, dấu chấm than. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 20

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KHIẾN; DẤU CHẤM THAN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị

“Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc:

- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!

- Dạ, con nhớ rồi.

Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò.”

A. Chúng tôi đi xem múa rối nước

B. Má nhắc

C. Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!

D. Dạ, con nhớ rồi.

Câu 2: Cuối mỗi câu nêu yêu cầu, đề nghị thường có dấu gì?

A. Dấu phẩy

B. Dấu gạch ngang

C. Dấu hỏi

D. Dấu chấm than

Câu 3: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu phẩy

D. Dấu chấm

Câu 4: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu phẩy

D. Dấu chấm

Câu 5: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Cô thì thầm ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu phẩy

D. Dấu chấm

Câu 6: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Hót đi  Hót nữa đi, hoa mi nhé ”

 A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu chấm

Câu 7: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu chấm

Câu 8: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau

“Tiếng em là tiếng của mùa xuân ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu chấm

Câu 9: Nếu trong câu tồn tại các từ gồm: thôi, hãy, đi thôi,.. thì câu đó là câu gì?

A. Câu khiến

B. Câu đề nghị

C. Câu hỏi

D. Câu cảm thán

Câu 10: Nếu câu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị thì câu đó là câu gì?

A. Câu khiến

B. Câu đề nghị

C. Câu hỏi

D. Câu cảm thán

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm các câu khiến có trong đoạn văn sau

“ Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:

- Hót đi! Hót nữa đi, họa mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.”

                                                                                  Theo Trần Hoài Dương

A. Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi.

B. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài.

C.  Cô thì thầm:

D. Hót đi! Hót nữa đi, họa mi nhé!

Câu 2: Em hãy đặt câu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường

A. Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!

B. Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!

C. Ở đó có biết bao nhiêu cuốn sách lí thú và hấp dẫn.

D. Cả A, B

Câu 3: Em hãy đặt câu khiến để mượn bạn của em một quyển vở

A. Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!

B. Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!

C. Ở đó có biết bao nhiêu cuốn sách lí thú và hấp dẫn.

D. Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập Toán của bạn để mình chép lại mấy đề bài tập nhé!

Câu 4: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu khiến?

A. Trời ơi! Nóng quá!

B. Gió thổi mát quá!

C. Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

D. Cả A, B đều đúng

Câu 5: Câu nào dưới đây không thuộc kiểu câu khiến?

A. Hãy đội mũ khi ra ngoài trời nắng!

B. Gió thổi mát quá!

C. Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

D. Cả A, B đều đúng

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây dùng để đưa ra yêu cầu, đề nghị?

A. Các bạn đang vẽ tranh trong rừng

B. Bạn nào cũng vẽ cảnh vật trong mưa

C. Mưa to thật rồi!

D. Các em chọn cảnh để vẽ nhé

Câu 2: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

“Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!”

A. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

B. Nàng quay lại

C. Nàng bảo thị nữ

D. Cả A, B, C

Câu 3: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”

A. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng

B. Có đau không, chú mình?

C. Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây là câu khiến?

A. Trời mưa to quá!

B. Mưa rồi, mọi người tìm chỗ trú mưa đi!

C. Chúng ta hãy kêu gọi bà con phòng chống cơn bão số 8 sắp đến.

D. Cả B, C

Câu 2: Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

A. Được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

B. Được dùng để bộc lộ tình cảm của con đối với mẹ

C. Không để làm gì

D. Cả A, B, C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay