Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 23 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ thể thao

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 23 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ thể thao. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 23

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ THỂ THAO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây chỉ môn thể thao?

A. bàn cờ

B. quả bóng

C. cờ vua

D. đánh cầu

Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây chỉ dụng cụ thể thao?

A. bàn cờ

B. quả bóng

C. đánh cầu

D. Cả A, B đều đúng

Câu 3: Từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động thể thao?

A. bàn cờ

B. quả bóng

C. đánh cầu

D. vợt

Câu 4: Nhóm từ nào sau đây chỉ môn thể thao?

A. bàn cờ, vợt, quả bóng

B. cờ vua, bóng chuyền

C. đánh cầu, đấu cờ

D. quả bóng, bóng chuyền

Câu 5: Nhóm từ nào sau đây chỉ dụng cụ thể thao?

A. bàn cờ, vợt, quả bóng

B. cờ vua, bóng chuyền

C. đánh cầu, đấu cờ

D. quả bóng, bóng chuyền

Câu 6: Nhóm từ nào sau đây chỉ hoạt động thể thao?

A. bàn cờ, vợt, quả bóng

B. cờ vua, bóng chuyền

C. đánh cầu, đấu cờ

D. quả bóng, bóng chuyền

Câu 7: Câu nào sau đây nói về đặc điểm của một dụng cụ thể thao?

A. Quả bóng tròn căng mịn.

B. Bàn cờ mới mua trông thật đẹp và sáng.

C. Luyện tập thể dục đem lại nhiều lợi ích.

D. Cả A, B đều đúng

Câu 8: Em cần chuẩn bị những gì để có thể tham gia một cuộc thi chạy?

A. Quả bóng

B. Vợt

C. Giày chạy bộ

D. Cầu lông

Câu 9: Em hãy cho biết loại hình thể thao được mô tả trong câu dưới đây là gì?

“Em đã từng có dịp chứng kiến một cuộc chạy đua cự li 100 mét tại sân vận động của tỉnh do Sở Thể dục thể thao tổ chức nhân ngày kỉ niệm 44 năm Bến Tre đồng khởi.”

A. Cuộc thi đua ngựa

B. Cuộc thi chạy ma-ra-tông 20 km

C. Cuộc thi chạy đua cự li 50 mét

D. Cuộc thi chạy đua cự li 100 mét

Câu 10: Tên môn thể thao bắt đầu bằng tiếng “Bóng” là?

A. Bóng đá

B. Chạy vượt rào

C. Đua xe đạp

D. Nhảy cao

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tên môn thể thao bắt đầu bằng tiếng “Chạy” là?

A. Bóng đá

B. Chạy vượt rào

C. Đua xe đạp

D. Nhảy cao

Câu 2: Tên môn thể thao bắt đầu bằng tiếng “Đua” là?

A. Bóng đá

B. Chạy vượt rào

C. Đua xe đạp

D. Nhảy cao

Câu 3: Tên môn thể thao bắt đầu bằng tiếng “Nhảy” là?

A. Bóng đá

B. Chạy vượt rào

C. Đua xe đạp

D. Nhảy cao

Câu 4: Nhóm các môn thể theo bắt đầu bằng tiếng “Bóng” là?

A. chạy 100 mét, chạy 800 mét, chạy 1000 mét, chạy 5000 mét, chạy việt dã, chạy ma-ra-tông, chạy vượt rào, chạy vũ trang

B. bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục.

C. đua xe đạp, đua xe mô-tô, đua xe hơi, đua thuyền, đua ngựa, đua voi

D. nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy dù, nhảy ngựa

Câu 5: Nhóm các môn thể theo bắt đầu bằng tiếng “Chạy” là?

A. chạy 100 mét, chạy 800 mét, chạy 1000 mét, chạy 5000 mét, chạy việt dã, chạy ma-ra-tông, chạy vượt rào, chạy vũ trang

B. bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục.

C. đua xe đạp, đua xe mô-tô, đua xe hơi, đua thuyền, đua ngựa, đua voi

D. nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy dù, nhảy ngựa

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nhóm các môn thể theo bắt đầu bằng tiếng “Đua” là?

A. chạy 100 mét, chạy 800 mét, chạy 1000 mét, chạy 5000 mét, chạy việt dã, chạy ma-ra-tông, chạy vượt rào, chạy vũ trang

B. bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục.

C. đua xe đạp, đua xe mô-tô, đua xe hơi, đua thuyền, đua ngựa, đua voi

D. nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy dù, nhảy ngựa

Câu 2: Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao. Em hãy ghi lại các từ ngữ đó.

“Một anh nọ thường khoe mình là cao cờ. Có người rủ anh ta đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào. Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp một người bạn. Người bạn hỏi:

- Anh được hay thua?

  Anh chàng đáp:

- Ván đầu, tôi không ăn. Ván thứ hai, đối thủ của tôi thắng. Ván cuối, tôi xin hòa nhưng ông ta không chịu.”

A. được, thua, không ăn, thắng, hoà

B. được, thua

C. không ăn

D. thắng

Câu 3: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp

“Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.”

A. Nhờ chuẩn bị tốt, về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

B. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games, 22 đã thành công rực rỡ.

C. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22, đã thành công rực rỡ.

D. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp

“Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.”

A. Muốn cơ thể, khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.

B. Muốn cơ thể khoẻ mạnh em, phải năng tập thể dục.

C. Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng, tập thể dục.

D. Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.

Câu 2: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp

“Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.”

A. Để trở thành, con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.

B. Để trở thành con ngoan, trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.

C. Để trở thành con ngoan trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

D. Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay