Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 21 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ nghệ thuật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 21 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ nghệ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 21

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ NGHỆ THUẬT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây chỉ môn nghệ thuật?

A. Say mê

B. Trống

C. Mĩ thuật

D. Hào hứng

Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật?

A. Say mê

B. Trống

C. Mĩ thuật

D. Hào hứng

Câu 3: Từ ngữ nào dưới đây chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật

A. Say mê

B. Trống

C. Mĩ thuật

D. Khiêu vũ thể thao

Câu 4: Nhóm từ nào sau đây chỉ các môn nghệ thuật?

A. mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

B. trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

C. say mê, vui vẻ, hào hứng

D. Cả A, B, C

Câu 5: Nhóm từ nào sau đây chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật

A. mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

B. trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

C. say mê, vui vẻ, hào hứng

D. Cả A, B, C

Câu 6: Nhóm từ nào sau đây chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật?

A. mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

B. trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

C. say mê, vui vẻ, hào hứng

D. Cả A, B, C

Câu 7: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Múa

Câu 8: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Múa

Câu 9: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Múa

Câu 10: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Múa

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Quay phim

Câu 2: Từ ngữ nào chỉ hoạt động của người trong tranh dưới đây?

A. Ca hát

B. Vẽ

C. Chơi nhạc cụ

D. Điêu khắc

Câu 3: Câu nào sau đây nói về hoạt động nghệ thuật?

A. Ca sĩ đang hát say sưa.

B. Diễn viên múa đang hăng say tập luyện.

C. Người quay phim đang vất vả để quay được những cảnh phim đẹp.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu dưới đây

“ Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi.”

A. Ai đã nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi?

B. Mô-da đã làm gì để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi?

C. Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì?

D. Để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi, Mô-da đã làm gì?

Câu 5: Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu dưới đây

“Để tạo ra những chú heo đất, những người thợ đã miệt mài làm việc.”

A. Những người thợ đã miệt mài làm việc để làm gì?

B. Để tạo ra những chú heo đất, những người thợ đã làm gì?

C. Để tạo ra những chú heo đất, ai đã miệt mài làm việc?

D. Những người thợ đã miệt mài làm việc để tạo ra cái gì?

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu dưới đây

“Nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng những bức tượng đồng đặc sắc này.”

A. Nhiều người đến đây để làm gì?

B. Nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng cái gì?

C. Để chiêm ngường những bức tượng đồng đặc sắc này, mọi người đã làm gì?

D. Có nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng những bức tượng đồng đặc sắc này không?

Câu 2: Em hãy tìm từ ngữ chỉ tên gọi các loại hình nghệ thuật trong đoạn văn dưới đây

“Mở đầu chương trình là bài hát “Dáng đứng Bến Tre” do ca sĩ Thùy Trang trình bày. Sau đó là nhiều tiết mục kế tiếp nhau: tấu nhạc, thổi sáo, múa v.v… Em thích nhất là bài "Mặt trời bé con” của nhạc sĩ Trần Tiến, do chính tác giả trình bày. Bài hát thật vui nhộn kèm tiết mục Múa rất chuyên nghiệp. Nhìn nét mặt điệu bộ của tác giả, nhất cái miệng rộng của chú và nụ cười pha chút hài hước làm cho khán giả cười ầm lên hòa cùng tràng pháo tay kéo dài như làm vỡ tung cả không gian hội xuân. Một đêm ca nhạc kèm tiết mục Múa thật là thú vị.”

A. Tấu nhạc

B. Thổi sáo

C. Múa

D. Cả A, B, C

Câu 3: Em hãy tìm một số tên bài hát có trong đoạn văn dưới đây

“Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6, khu phố của em đã tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ. Chị Xuân Lan - hàng xóm của em là người dẫn chương trình của buổi văn nghệ. Đúng tám giờ tối, toàn bộ trẻ em trong xóm đã đến đông đủ và ổn định chỗ ngồi. Trên gương mặt ai cũng đều háo hức chờ đợi những tiết mục văn nghệ. Tiết mục mở màn là bài nhảy hiện đại sôi động trên nền nhạc “Việt Nam ơi” của các cô chú trong khu phố. Sau đó là các tiết mục hát song ca của hai bạn Tuấn Anh và Thu Trang với bài hát “Sống như những đóa hoa”. Giọng ca ngọt ngào của hai bạn khiến mọi người đều phải khen ngợi.”

A. Việt Nam ơi

B. Sống như những đóa hoa

C. Xuân Lan

D. Cả A, B

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy đặt dấu phẩy vào đoạn văn dưới đây

“Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.”

A. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật, là các nhạc sĩ hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê, để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.”

B. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê, để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

C. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

D. Đáp án khác

Câu 2: Em hãy tìm ra những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật trong đoạn văn dưới đây.

“Sáng hôm qua, nhân dịp chào xuân mới, trước khu phố nhà em đã tổ chức múa lân. Buổi biểu diễn đã thu hút rất đông người trong khu phố và người đi đường ghé xem.

Đầu tiên là các chiếc trống lớn được xếp ở một góc sân. Chiếc trống nào cũng mập ú, được thắt nơ đỏ rất là đỏm dáng. Rồi các anh đánh trống cũng xuất hiện, với bộ áo dài nam màu đỏ tươi, tay cầm dùi đánh trống. Họ xếp thành hàng và đánh từng nhịp trống rất đều. Tạo thành nhịp nhạc dồn dập, rộn ràng. Rồi từ ngoài ngõ, đi vào hai chú lân lớn màu đỏ và màu trắng. Vừa đi vừa nhảy múa xập xình.”

A. Đánh trống

B. Nhảy múa

C. Chiếc trống, áo dài nam

D. Cả A, B

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay