Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 19 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ lễ hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 19 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ lễ hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 19

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ LỄ HỘI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là tên gọi của một lễ hội?

A. Không khí lễ hội náo nhiệt

B. Gói bánh chưng

C. Lễ hội Đền Hùng

D. Mọi người hào hứng tham gia lễ hội

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây dùng để gọi tên hoạt động trong lễ hội?

A. Thắp hương

B. Ném còn

C. Đánh đu

D. Cả A, B, C

Câu 3: Từ ngữ nào sau đây dùng để gọi tên lễ hội?

A. Lễ hội Chùa Hương

B. Lễ hội Gióng

C. Lễ hội đâm trâu

D. Cả A, B, C

Câu 4: Từ ngữ nào sau đây dùng để chỉ không khí của lễ hội?

A. Rộn ràng

B. Nhộn nhịp

C. Lễ hội đâm trâu

D. Cả A, B

Câu 5: Từ ngữ nào sau đây dùng để chỉ không khí của lễ hội?

A. Rộn ràng

B. Nhộn nhịp

C. Vui vẻ

D. Tấp nập

Câu 6: Đâu là tên của một số hội?

A. Hội đua voi

B. Hội chọi trâu

C. Hội khoẻ Phù Đổng

D. Cả A, B, C

Câu 7: Từ ngữ nào trong câu dưới đây chỉ tên của lễ hội?

“Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức Hội đua thuyền.”

A. Ngày 16 tháng Giêng

B. Hội đua thuyền

C. Quê em

D. Tổ chức

Câu 8: Từ ngữ nào trong đoạn văn dưới đây chỉ tên của lễ hội?

“Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền..”

A. Lễ hội

B. Lễ Hùng Vương

C. Lễ hội đua thuyền

D. Cả B, C

Câu 9: Từ ngữ nào trong đoạn văn dưới đây chỉ hoạt động của những người tham gia lễ hội?

“Lúc ấy, lễ hội cứ như một bức tranh tràn đầy những sắc màu. Khi bắt đầu bước vào cuộc thi đấu, đội nào cũng ra sức, cố gắng chèo thuyền và hi vọng mình sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc ấy, gương mặt ai cũng rất tập trung. Còn những người đứng trên bờ thì reo hò, cổ vũ cùng tiếng trống kêu rộn rã cứ như một bản nhạc về mùa xuân.”

A. Reo hò

B. Cổ vũ

C. Chèo thuyền

D. Cả B, C

Câu 10: Em hãy đặt câu về hoạt động trong ngày Lễ Tết Nguyên Đán của Việt Nam?

A. Chúng em tham gia gói bánh chưng.

B. Vào dịp Tết năm ngoái, làng em có tổ chức hội làng.

C. Sau đó, cả hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật

D. Cả A, B

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nhóm từ nào sau đây chỉ tên một số hội?

A. lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày

B. đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

C.  lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

D. hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng

Câu 2: Nhóm từ nào sau đây chỉ tên một số lễ hội?

A. lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày

B. đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

C.  lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

D. hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng

Câu 3: Nhóm từ nào sau đây chỉ tên một số hoạt động trong lễ hội?

A. lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày

B. đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, thắp hương, tưởng niệm, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

C.  lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội núi Bà, lễ hội Phủ Giày, ném còn, chọi trâu, đua voi, đâm trâu, đánh đu, thả diều

D. hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội đua thuyền, hội chọi trâu, hội đua voi, hội đua ngựa, hội chọi gà, hội khoẻ Phù Đổng

Câu 4: Em hãy sắp xếp các câu sau để hoàn thành đoạn văn mô tả một lễ hội đua thuyền

(2) Trên thuyền có khoảng mười thanh niên cao lớn.

(1) Khi tiếng còi báo hiệu vang lên, cả năm chiếc thuyền bắt đầu lao nhanh về phía trước.

(3) Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho các đội đua.

(4) Đội vàng đang ở vị trí thứ nhất.

(6) Theo sau lần lượt là các đội trắng, hồng, đỏ.

(5) Đang ở vị trí cuối cùng là đội đen.

(7) Năm chiếc thuyền đang theo rất sát nhau.

(8) Đích đến đang ở rất gần rồi.

(9) Tiếng hò reo càng lớn hơn.

(10) Kết thúc cuộc đua, đội vàng vẫn về thứ nhất.”

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7) – (8) – (9) – (10)

B. (2) – (1) – (3) – (4) – (5) – (6) – (7) – (8) – (9) – (10)

C. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7) – (8) – (9) – (10)

D. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5) – (9) – (8) – (7) – (10)

Câu 5: Đoạn văn dưới đây nói về lễ hội gì?

“Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau.”

A. Hội chọi trâu

B. Hội đấu vật

C. Lễ hội Gióng

D. Lễ hội Chùa Hương

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp lại các câu sau thành đoạn văn

(1) Mở đầu Ngày hội Bánh chưng xanh là chương trình văn nghệ đặc sắc.

(2) Các khối lớp toả về từng khu vực đã quy định để thực hành gói bánh.

(3) Các bạn thích thú khi tự tay sắp lả, đong gạo, đỗ, xếp thịt vào khuôn và gói lại.

(4) Sau tiết mục trống hội, chúng em được hướng dẫn cách gói bánh chưng.

(5) Nhìn những cặp bánh được buộc lạt vuông vức, chúng em như thấy mùa xuân đã đến thật gần.

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)

B. (1) – (3) – (4) – (5) – (2)

C. (1) – (4) – (3) – (5) – (2)

D. (1) – (2) – (4) – (5) – (3)

Câu 2: Những điều em nên làm khi tham gia một lễ hội tại trường học là?

A. Mặc quần áo lịch sự

B. Chấp hình quy định của lễ hội đặt ra

C. Ăn nói văn minh

D. Cả A, B, C

Câu 3: Những điều em không nên làm khi tham gia một lễ hội tại trường học là?

A. Mặc quần áo lịch sự

B. Chấp hình quy định của lễ hội đặt ra

C. Ăn nói văn minh

D. Ồn ào phá trật tự

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy nối các từ ở cột A với cột B sao cho thích hợp

A

B

(1) Lễ

a) Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội

(2) Hội

b) Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt

(3) Lễ hội

c) Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa

A. (1) – c; (2) – b; (3) - a

B. (1) – a; (2) – b; (3) – c

C. (1) – b; (2) – a; (3) – c

D. (1) – c; (2) – a; (3) – b

Câu 2: Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và tìm những từ ngữ chỉ không khí của lễ hội?

“Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt..”

A. rộn rã

B. náo nhiệt

C. khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn

D. ấm áp

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. C

2. D

3. D

4. D

5. C

6. D

7. B

8. D

9. D

10. D

2. THÔNG HIỂU

1. D

2. A

3. A

4. C

5. B

3. VẬN DỤNG

1. A

2. D

3. D

4. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. B

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay