Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 25 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Thiên nhiên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 4 - Bài 3 - Đọc - Mùa thu của em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 25

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Sự vật nào dưới đây có sẵn trong thiên nhiên?

A. Bầu trời

B. Biển cả

C. Mưa nắng

D. Cả A, B, C

Câu 2: Sự vật nào dưới đây không có sẵn trong thiên nhiên?

A. Nhà cửa

B. Biển cả

C. Đường sá

D. Cả A, C

Câu 3: Nhóm từ ngữ nào dưới đây chỉ những sự vật có sẵn trong thiên nhiên?

A. nhà cửa, đường sá, xe cộ

B. bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, xe cộ

C. nhà cửa, đường sá, xe cộ, mặt đất, sông suối, chim chóc

D. bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, mặt đất, sông suối, chim chóc

Câu 4: Nhóm từ ngữ nào dưới đây chỉ những sự vật do con người tạo ra?

A. nhà cửa, đường sá, xe cộ

B. bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, xe cộ

C. nhà cửa, đường sá, xe cộ, mặt đất, sông suối, chim chóc

D. bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, mặt đất, sông suối, chim chóc

Câu 5: Điền vào chỗ trống sau “ Bầu trời hôm nay ....”

A. hay quá!

B. trong xanh và cao vời vợi

C. thật đẹp với những đám mây trôi bồng bềnh

D. cả A, B đều đúng

Câu 6: Điền vào chỗ trống sau “ Núi rừng ....”

A. trập trùng và bát ngát

B. hót líu lo

C. trong xanh và cao vời vợi

D. cả A, B đều đúng

Câu 7: Điền vào chỗ trống sau “ Chim chóc ....”

A. trập trùng và bát ngát

B. hót líu lo

C. reo vang giọng hót của mình để gọi mùa xuân về

D. cả A, B đều đúng

Câu 8: Từ nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?

A. Tất cả những gì do con người tạo ra.

B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.

C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Tìm trong thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

“Lên thác xuống ghềnh.”

A. Gió, bão

B. Thác, ghềnh

C. Nước, đá

D. Khoai, mạ, đất

Câu 10: Tìm trong thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

“Góp gió thành bão..”

A. Gió, bão

B. Thác, ghềnh

C. Nước, đá

D. Khoai, mạ, đất

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tìm trong thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

“Nước chảy đá mòn.”

A. Gió, bão

B. Thác, ghềnh

C. Nước, đá

D. Khoai, mạ, đất

Câu 2: Tìm trong thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

“Khoai đất lạ, mạ đất quen.”

A. Gió, bão

B. Thác, ghềnh

C. Nước, đá

D. Khoai, mạ, đất

Câu 3: Từ ngữ nào sau đây miêu tả chiều rộng của không gian?

A. Bao la

B. Tít tắp

C. Cao vút

D. Hun hút

Câu 4: Em hãy tìm những từ ngữ tả bầu trời có trong đoạn văn dưới đây

 “Những em khác tiếp tục nói:

- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

- Bầu trời xanh biếc.

  Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi:

- Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?

- Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

- Em đã tìm được câu nào chưa ?

- Bầu trời dịu dàng - Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.

  Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình:

- Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

- Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

- Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.”

                                         Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

                                                   (Mạnh Hưởng dịch)

A. Buồn bã

B. Xanh biếc

C. Trầm ngâm

D. Cả A, B, C

Câu 5: Em hãy tìm những từ ngữ tả bầu trời có trong đoạn văn dưới đây

 “Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói với các em:

- Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ bầu trời thế nào? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.

  Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

- Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? - Tôi hỏi lại

- Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi!”

                                         Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

                                                   (Mạnh Hưởng dịch)

A. nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa

B. xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm các từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ sau đây

Nắng

Nắng vừa đậu trên lá

Gió rung nắng rơi ngay

Em chạy vội ra nhặt

Nắng không vào bàn tay

Hoa cúc vàng nắng đậu

Hoa cúc càng vàng tươi

Nắng mà có hoa cúc

Nắng cũng thơm nắng ơi!

                                                                                  (Lê Hồng Thiện)

A. Gió, nắng

B. Đậu, nhặt

C. Hoa cúc vàng

D. Thơm

Câu 2: Bài vè, đồng dao dưới đây nói về chủ đề gì?

“ Mồng một lưỡi trai

Mồng hai lá lúa

Mồng ba câu liêm

Mồng bốn lưỡi liềm

Mồng năm liềm giật

Mồng sáu thật trăng.”

A. Con người

B. Thiên nhiên

C. Đồng lúa

D. Lưỡi liềm

Câu 3: Bài vè, đồng dao dưới đây nói về chủ đề gì?

“ Tôi ở trên trời

Tôi rơi xuống đất

Tưởng rằng tôi mất

Chẳng hóa tôi không

Tôi chảy ra sông

Nuôi tôm nuôi cá”

A. Trời

B. Thiên nhiên

C. Sông

D. Tôm cá

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở cột A được ghi trong bảng dưới đây

A

B

1. Mây trời

a) Trong vắt

2. Đồi núi

b) Màu mỡ

3. Ánh nắng

c) Bồng bềnh

4. Dòng sông

d) Chói chang

5. Đất đai

e) Trập trùng

A. 1 – c; 2 – e; 3 – d; 4 – a; 5 – b;

B. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – a; 5 – b;

C. 1 – a; 2 – e; 3 – d; 4 – c; 5 – b;

D. 1 – c; 2 – d; 3 – e; 4 – a; 5 – b;

Câu 2: Em hãy cho biết hiện tượng thiên nhiên nào có đoạn thơ dưới đây

Gió

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca …

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu

                                                   (Đặng Hấn)

A. Nắng

B. Gió

C. Mưa

D. Lũ lụt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay