Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 34 - Bài 5 - Luyện từ và câu - Luyện tập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 34 - Bài 5 - Luyện từ và câu - Luyện tập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 34

BÀI 5: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP TỪ CHỈ SỰ VẬT; TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG; TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT. CÂU HỎI; CÂU KHIẾN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Nhận được tin dữ Hai Bà Trưng lập tức kéo về Thành Luy lâu hỏi tội kẻ thù.”

A. Nhận được tin dữ

B. Hai Bà Trưng

C. Thành Luy lâu

D. Hỏi tội kẻ thù

Câu 2: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Mùa thu, bầu trời xanh cao lồng lộng không một hợn mây.”

A. Mùa thu

B. Bầu trời

C. Xanh cao lồng lộng

D. Một hợn mây

Câu 3: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Anh sẽ trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù..”

A. Anh sẽ trở về quê hương

B. Khi đất nước sạch bóng quân thù

C. Đất nước

D. Quê hương

Câu 4: Em hãy chuyển câu sau đây thành câu cảm hoặc câu khiến

“ Nước hồ trong xanh”

A. Hồ có nước màu xanh

B. Nước hồ có màu xanh

C. Nước hồ trong xanh quá!

D. Nước màu xanh có trong hồ

Câu 5: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây

“ Vì thương dân, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.”

A. Chử Đồng Tử và Tiên Dung

B. Ánh nắng rực rỡ rồi kìa

C. Vì thương dân

D. Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Câu 6: Em hãy chuyển câu sau đây thành câu cảm hoặc câu khiến

“ Chúng ta hãy cùng bỏ rác đúng nơi quy định”

A. Chúng ta hãy cùng bỏ rác đúng nơi quy định nhé!

B. Bỏ rác đúng nơi quy định!

C. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định!

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây

“Vì nhớ ơn Chử Đồng Tử, nhân dân lập đền thờ ông và mỗi dịp mùa xuân lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.”

A. Nhân dân lập đền thờ ông

B. Mỗi dịp mùa xuân

C. Vì nhớ ơn Chử Đồng Tử

D. Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Câu 8: Em hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu dưới đây

“Người tứ xứ đổ về như nước chảy để xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.”

A. Người tứ xứ

B. Xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ

C. Đổ về như nước chảy

D. Cả A, B đều đúng

Câu 9: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong câu dưới đây

“Mái nhà của chim được lợp bằng lá biếc, mái nhà của cá được làm bằng những làn sóng xanh.”

A. Mái nhà của chim

B. Lá biếc; những làn sóng xanh

C. Mái nhà của cá

D. Cả A, B, C

Câu 10: Câu khiến là câu gì?

A. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị

B. Dùng để bộc lộ cảm xúc

C. Cả a, b đều đúng

D. Cả a, b đều sai

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Câu “ Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp của đất nước.”  Thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Câu khiến

B. Câu cảm

C. Câu hỏi

D. Cả A, B, C

Câu 2: Tìm câu khiến trong đoạn văn sau

“Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua.

Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

- "Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!"

A. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua.

B. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói

C. Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

D. Không có câu nào

Câu 3: Con hãy nối những tình huống ở cột A với câu khiến phù hợp ở cột B

1. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

a. Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ!

2. Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

b. Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé!

3. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!

A. 1 – b; 2 – a; 3 – c;

B. 1 – a; 2 – c; 3 – a;

C. 1 – c; 2 – b; 3 – a;

D. 1 – b; 2 – c; 3 – a;

Câu 4: Từ ngữ nào sau đây chỉ sự vật?

A. núi

B. mênh mông

C. uốn lượn

D. ngoằn ngoèo

Câu 5: Từ ngữ nào sau đây chỉ sự vật?

A. trắng xóa

B. mênh mông

C. ruộng bậc thang

D. ngoằn ngoèo

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào sau đây không chỉ sự vật?

A. ruộng bậc thang

B. rừng

C. suối

D. sừng sững

Câu 2: Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” sau đây

“Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.”

A. “Hai bên bờ sông”

B. “Hoa phượng vĩ”

C. “Nở đỏ rực”

D.  Cả A, B, C

Câu 3: Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” sau đây

“Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.”

A. “Chim”

B. “Đậu trắng xóa”

C. “Trên những cành cầy”

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau

Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẫy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động - nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Hụt rồi!

                                                                                                       Nguyễn Đình Thi

A. ngoe nguẩy, chập chờn

B. chạy giỡn, dựng đứng

C. sân, mèo con, gốc cau, con bướm

D. rình, quất, chồm

Câu 2: Em hãy chuyển câu “Mèo con chạy.” thành câu hỏi

A. Mèo con chạy đi đâu thế?

B. Này mèo con mau chạy đến đây!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay