Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Lòng dân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Lòng dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trong đoạn kịch có bao nhiêu nhân vật?
- 5 nhân vật
- 3 nhân vật
- 6 nhân vật
- 4 nhân vật
Câu 2: Các nhân vật bao gồm những ai?
- Chú cán bộ, dì Năm, lính
- Dì Năm, An, chú cán bộ, cai, lính
- Cai, lính, dì Năm, chú cán bộ
- Chú cán bộ, dì Năm, lính
Câu 3: An trong vở kịch bao nhiêu tuổi?
- 11 tuổi
- 15 tuổi
- 10 tuổi
- 12 tuổi
Câu 4: Nhân vật nào được đề cập về tuổi tác?
- An, chú cán bộ
- An, dì Năm
- Cai, An
- An, lính
Câu 5: Bối cảnh của vở kịch diễn ra ở vùng nào?
- Trung du Bắc Bộ
- Nông thôn Nam Bộ
- Trung du Nam Bộ
- Nông thôn Bắc Bộ
Câu 6: Hoạt cảnh diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
- Buổi sáng
- Buổi tối
- Buổi chiều
- Buổi trưa
Câu 7: Hai mẹ con dì Năm gặp chú cán bộ trong khi đang làm gì?
- Đang dọn dẹp nhà cửa
- Đang ăn cơm
- Đang làm vườn
- Đang trốn địch
Câu 8: Chú cán bộ gặp mẹ con dì Năm trong hoàn cảnh nào?
- Bị địch rượt bắt
- Đi nhầm nhà
- Dẫn địch đi tra xét
- Đang làm nhiệm vụ
Câu 9: Dì Năm đã đưa cho chú cán bộ vật gì sau đây?
- Một chiếc nón
- Một chiếc khăn tay
- Một cốc nước
- Một cái áo
Câu 10: Vừa lúc chú cán bộ ngồi xuống chõng thì ai tới?
- An đi học về
- Dì Năm đem mâm cơm qua
- Cai và lính ập tới
- Cai và lính tới ăn cơm
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao dì Năm lại đưa áo cho chú cán bộ?
- Để chú cán bộ thay áo rồi cùng ăn cơm với dì Năm và An
- Để chú cán bộ qua mắt được hai tên cai và lính đang truy xét
- Để chú cán bộ chạy trốn tiếp khi bị truy lùng
- Để chú cán bộ đối đầu với hai tên cai và lính đang truy xét
Câu 2: Ý nào diễn tả đúng nhất cách Dì Năm nghĩ ra để cứu chú cán bộ?
- Nhận chú cán bộ là chồng và gia đình đang ăn cơm cùng nhau
- Nhận chú cán bộ làm chồng
- Đưa áo cho chú cán bộ thay, cùng ngồi ăn cơm và nhận đó là chồng
- Đưa áo cho chú cán bộ thay, cùng ngồi ăn cơm cùng dì và An
Câu 3: Theo em, vì sao bọn cai và lính lại trói và dọa bắn dì Năm?
- Chúng hăm dọa để dì Năm sợ hãi
- Chúng không tin lời dì Năm
- Chúng nghi ngờ và muốn dì Năm khai ra sự thật
- Chúng muốn làm hại đến tính mạng dì Năm
Câu 4: Tên cai đã thuyết phục dì Năm bằng cách nào?
- Hứa hẹn sẽ thưởng nếu dì Năm khai ra chú cán bộ còn không hắn sẽ ra tay làm hại tất cả mọi người
- Hứa hẹn thả dì Năm và bé An đồng thời còn thưởng một khoản lớn
- Đe dọa làm hại đến tính mạng của An nếu dì Năm không khai ra chú cán bộ
- Đe dọa đốt nhà dì Năm và bắt An đi
Câu 5: An được mẹ sai sang nhà bà Mười thực chất là để làm gì?
- Báo cho bà Năm tình hình của dì Năm
- Lấy lương thực và nhắn nhủ chú cán bộ và An đùm bọc nhau
- Xin bà Năm giúp đỡ che giấu chú cán bộ
- Nhờ bà Năm đùm bọc An và chú cán bộ
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Qua hình tượng dì Năm, em thấy được phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?
- Đảm đang, tháo vát, tần tảo
- Gan dạ, bất khuất, yêu nước
- Thủy chung, gắn bó
- Yêu nước, chăm chỉ, cần cù
Câu 2: Hành động nào cho thấy An là một chú bé hiểu chuyện và dũng cảm?
- Chỉ ôm dì Năm, không khai ra chú cán bộ
- Chỉ ôm dì Năm khóc nức nở
- Đứng ra bảo vệ dì Năm trước họng súng
- Đứng ra bảo vệ chú cán bộ trước họng súng
Câu 3: Câu nói “Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi … cha con ráng đùm bọc lấy nhau.” cho thấy điều gì?
- Sự dũng cảm, quyết hi sinh bản thân để bảo vệ cho cán bộ
- Sự cam chịu, không dám cãi lời của lính và cai lệ
- Sự thông minh, bảo con sang bà Mười dắt heo và mang lúa về để ăn sau khi mình đi
- Tình yêu thương con cái, trước lúc lâm nguy vẫn nghĩ cho con
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Theo em, vì sao vở kịch được đặt là “lòng dân”?
- Vì “lòng dân” thể hiện được sự tin tưởng của người dân đối với cách mạng, sẵn sàng xả thân hy sinh bảo vệ cách mạng
- Vì “lòng dân” là nơi dễ dàng có thể che giấu cho các cán bộ cách mạng thực hiện nhiệm vụ
- Vì “lòng dân” có thể giúp các cán bộ cách mạng thoát khỏi cuộc truy xét gắt gao của quân địch
- Vì “lòng dân” thể hiện sự nhạy bén, tài trí của nhười dân khi đối đầu với quân địch