Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A.TRẮC NGHIỆM
I.NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài đọc được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Thuyết minh
Câu 2: Nội dung chính của bài đọc là gì?
- Cảnh nông thôn mùa hè
- Cảnh làng mạc trong những ngày gặt hái
- Cảnh sinh hoạt thường ngày ở đồng quê
- Cảnh nông thôn mùa đông
Câu 3: Làng quê hiện lên với tông màu gì?
- Màu đỏ
- Màu cam
- Màu vàng
- Màu xanh
Câu 4: Ngày mùa diễn ra vào thời gian nào trong năm?
- Mùa Xuân
- Mùa Hạ
- Mùa Thu
- Mùa Đông
Câu 5: Bầu trời được miêu tả qua màu sắc nào?
- Màu vàng
- Màu hồng
- Màu đỏ
- Màu đen
Câu 6: Tính từ nào được dùng để miêu tả màu nắng?
- Vàng xuộm
- Vàng hoe
- Vàng ối
- Vàng mượt
Câu 7: Trong bài đọc, người dân làm gì ngay khi thức dậy?
- Phơi thóc
- Gieo mạ
- Ra đồng
- Đến hợp tác xã
Câu 8: Bài đọc được viết theo góc nhìn của ai?
- Người nông dân
- Tác giả
- Trẻ con nông thôn
- Người lớn tuổi
Câu 9: Ai là tác giải của bài đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”?
- Tố Hữu
- Lưu Trọng Lư
- Tô Hoài
- Nguyễn Hoàng
Câu 10: Theo tác giả, những màu vàng hiện lên như thế nào?
- Rất giống nhau
- Rất đơn điệu
- Rất chói lóa
- Rất khác nhau
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao bầu trời lại có “màu vàng hơn thường” khi?
- Mùa hè đang đến gần
- Mùa đông sắp qua đi
- Ban đêm trời có sương
- Bóng tối đã hơi cứng
Câu 2: Tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật gì trong bài đọc?
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- So sánh
- Hoán dụ
Câu 3: Tác giải đã sử dụng màu sắc gì để tô điểm cho bức tranh ngày mùa?
- Màu xanh của trời
- Mùa xanh của làn nước
- Mùa đỏ của quả ớt
- Màu đỏ của tà áo
Câu 4: Xúc cảm khi thời tiết vào đông được diễn tả qua tính từ nào?
- Úa tàn
- Khô héo
- Hanh hao
- Nhè nhẹ
Câu 5: Cụm từ “hơi thở của đất trời” thực chất dùng để chỉ?
- Nhiệt độ trong mùa gặt
- Không khí đất trời mùa gặt
- Khí hậu mùa gặt
- Thời tiết trong mùa gặt
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải các dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong bài đọc?
- Làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn hơn
- Nhấn mạnh vào sự việc diễn ra trong mùa gặt tại vùng quê
- Giúp tăng tính gợi hình, gợi cảm cho bài đọc
- Khiến cho người đọc dễ dàng hình dung ra khung cảnh ngày mùa
Câu 2: Công dụng của dấu gạch ngang trong câu “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau” là gì?
- Nêu nguyên nhân cho vế trước đó
- Giải thích nguyên nhân cho vế trước đó
- Tạo liên kết giữa 2 chủ thể
- Đưa thêm thông tin cho vế trước đó
Câu 3: Vì sao con người trong bài đọc không để ý đến ngày và đêm?
- Ngày không nắng không mưa
- Thời tiết mát mẻ, dễ chịu
- Chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc
- Cứ buông bát đũa lại đi ngay
IV.VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Qua bài đọc, tác giả đã thể hiện điều gì đối với quê hương?
- Tình yêu đối với quê hương, ca ngợi vẻ đẹp ấm áp, bình dị mà rực rỡ của làng quê trong những ngày gặt
- Sự nâng niu vẻ đẹp con người nơi thôn quê bình yên
- Trân trọng nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt của những người nông dân
- Ca ngợi màu sắc rực rỡ, mang nét đẹp riêng trong mùa gặt