Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A.TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong câu sau “Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má

  1. Mẹ - má
  2. Mẹ - bu
  3. Má - u
  4. không có cặp từ đồng nghĩa

Câu 2:.Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?

  1. Nhà báo
  2. Nhà thơ
  3. Nhà triết học
  4. Nhà sử học

Câu 3: Từ đồng nghĩa được phân thành mấy loại?

  1. 3 loại
  2. Không thể phân chia
  3. 5 loại
  4. 2 loại

Câu 4: Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”?

  1. Qua đời
  2. Hỏng
  3. Mất
  4. Yên nghỉ

Câu 5: Từ nào có thể thay thế cho từ “nghĩa vụ” trong câu “Học sinh phải có nghĩa vụ học tập”?

  1. Trách nhiệm
  2. Nhiệm vụ
  3. Quyền
  4. Tuân theo

Câu 6: Từ đồng nghĩa trong hai câu sau là gì?

Em gái tôi rất chịu khó làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.

Hà là một cô bé học tập vô cùng siêng năng.

  1. Giúp đỡ - chịu khó
  2. Học tập – chịu khó
  3. Giúp đỡ - siêng năng
  4. Chịu khó – siêng năng

Câu 7: Đâu không phải từ đồng nghãi với các từ còn lại trong dãu từ sau “Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân”?

  1. Thợ cấy
  2. Thợ rèn
  3. Thợ gặt
  4. Nông dân

Câu 8: Tìm từ thích hợp để điền vào câu sau “Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa” ?

  1. Đỏ au
  2. Đỏ hoe
  3. Đỏ tía
  4. Đỏ ửng

Câu 9: Đâu là từ đồng nghĩa với từ “to lớn”?

  1. Tráng lệ
  2. Mĩ miều
  3. Tươi đẹp
  4. Vĩ đại

Câu 10: Từ nào trong dãy sau không thuộc nhóm nghĩa tương đồng hoàn toàn?

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa thuận, hòa vốn, hòa tan

  1. Hòa bình
  2. Hòa giải
  3. Hòa tan
  4. Hòa thuận

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?

  1. Đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ,… là những từ đồng nghĩa với nhau.
  2. Xinh đẹp, giỏi giang, lười biếng,... là những từ đồng nghĩa với nhau.
  3. To, lớn, to đùng, to kềnh, to tướng, vĩ đại, khổng lồ,… là những từ đồng nghĩa với nhau
  4. Học, học hành, học hỏi,.. là những từ đồng nghĩa với nhau.

Câu 2: Yếu tố "tiền" trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại?

  1. Mặt tiền
  2. Tiền tuyến.
  3. Tiền bạc
  4. Tiền đạo

Câu 3: Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?

  1. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
  2. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt.
  3. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
  4. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau:" Trông nó làm thật chướng mắt."?

  1. Khó coi
  2. Khó chịu
  3. Khó ưa
  4. Khó chiều

Câu 5: Nghĩa: xếp đặt, tính toán kĩ lưỡng để làm một việc xấu phù hợp với từ nào sau đây?

  1. Mưu kế
  2. Mưu mô
  3. Mưu mẹo
  4. Mưu chức

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhận định đúng về từ “kiến thiết và “xây dựng” trong đoạn văn sau?

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

  1. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.
  2. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.
  3. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau
  4. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay