Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Bài ca về trái đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Bài ca về trái đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được sáng tác bởi nhà thơ nào?

  1. Xuân Quỳnh
  2. Định Hải
  3. Võ Quảng
  4. Trần Đăng Khoa

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Thơ thất ngôn
  3. Thơ tự do
  4. Thơ 5 chữ

Câu 3: Loài chim nào được nhắc đến trong bài thơ?

  1. Chim hải âu và bồ câu
  2. Chim hải âu và chim nhạn
  3. Chim bồ câu và chi sẻ
  4. Chim bồ câu và chim nhạn

Câu 4: Theo tác giả, Trái đất này là của ai?

  1. Chúng ta
  2. Chúng tôi
  3. Tôi
  4. Chúng mình

Câu 5: Trong bài thơ, điều gì giúp trái đất không già?

  1. Hình khói nấm
  2. Gió đẫm hương thơm
  3. Tiếng cười ran
  4. Nắng tô sắc thắm

Câu 6: “Trái đất trẻ” là của ai?

  1. Chúng ta
  2. Đất
  3. Bạn trẻ 5 châu
  4. Chúng mình

Câu 7: Tính từ chỉ màu sắc xuất hiện trong đoạn thơ thứ mấy?

  1. Đoạn 1
  2. Đoạn 2
  3. Đoạn 3
  4. Không xuất hiện

Câu 8: Những màu da nào được nhắc đến?

  1. Vàng, trắng, đen
  2. Vàng, đỏ, đen
  3. Trắng, đen, đỏ
  4. Đen, đỏ, trắng

Câu 9: Sự vật/ con vật nào khồn xuất hiện trong đoạn thơ thứ 1?

  1. Quả bóng xanh
  2. Trời xanh
  3. Trẻ em
  4. Sóng biển

Câu 10: Điều gì được xem là tai họa?

  1. Gió
  2. Khói hình nấm
  3. Bom H
  4. Bom A

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Năm châu bao gồm những châu lục nào?

  1. Châu Lục, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương
  2. Châu Á, châu Âu, châu Ngũ, châu Phi, châu Đại Dương
  3. Châu Á, châu Mĩ La Tinh, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương
  1. Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chính trong bài thơ?

  1. Nhân hóa
  2. Lặp
  3. Liên tưởng
  4. So sánh

Câu 3: Bài thơ được thể hiện qua chất giọng nào?

  1. Trầm lắng
  2. Nhẹ nhàng
  3. Xúc động
  4. Vui tươi

Câu 4: Tác giả đã sử dụng phép lặp mấy lần?

  1. 3 lần
  2. 4 lần
  3. 5 lần
  4. 2 lần

Câu 5: Dấu ba chấm trong câu thơ “Vàng, trắng, đen...dù khác màu da” có tác dụng gì?

  1. Thể hiện lời nói đứt quãng
  2. Liệt kê thêm các màu khác
  3. Tạo sự bất ngờ
  4. Biểu thị sự châm biếm

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Theo em, câu thơ “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm” mang ý nghĩa gì?

  1. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài nào cũng đáng trân trọng
  2. Hoa là sự vật duy nhất biểu thị cho cái đẹp trên trái đất
  3. Mỗi loài hoa giống như trẻ nhỏ trên thế giới dù khác màu da nhưng đều bình đẳng và đáng quý
  4. Miêu tả vẻ đẹp và sự trân quý của mỗi loài hoa khác nhau

Câu 2: Khói hình nấm là hình ảnh tượn trưng cho điều gì?

  1. Làn khói bốc ra từ các nhà máy, xí nghiệp gây hại cho môi trường
  2. Cột khói sinh ra từ những vụ nổ bom H, bom A
  3. Cột khói thỉa ra từ phương tiện xe cộ lưu thông hàng ngày
  4. Hình nảnh tác giả liên tưởng để diễn tả cây nấm

Câu 3: Theo em, dấu chấm than xuất hiện nhiều lần có tác dụng gì?

  1. Kết thúc câu thơ như một câu cảm thán
  2. Kết thúc câu gọi đáp
  3. Kết thúc câu cầu kiến
  4. Tỏ thái độ bất ngờ, ngạc nhiên

VI. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa mà bài thơ muốn truyền tải?

  1. Trái đất là của tất cả trẻ em trên thế giới, không phân biệt màu da dù là trắng, vàng hay đen...
  2. Hoa cỏ,trẻ em, môi trường là những điều quý giá nhất đối với trái đát
  3. Tất cả trẻ em trên thế giới đều bình đẳng như nhau, đều trân quý như nhau
  4. Phải lên án, chống lại chiến tranh, giữ cho trái đất luôn hòa bình, hạnh phúc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay