Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Thư gửi các em học sinh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Thư gửi các em học sinh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bức thư là ai?

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh
  3. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
  4. Tổng bí thư Trường Chinh

Câu 2: Bức thư này được gửi đến ai?

  1. Các chiến sĩ cách mạng
  2. Đồng bào cả nước
  3. Học sinh cả nước
  4. Thầy cô giáo

Câu 3: Đâu là thời gian khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  1. 9/1945
  2. 10/1945
  3. 5/1949
  4. 5/1945

Câu 4: Đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ trong vòng bao nhiêu năm?

  1. 50 năm
  2. 70 năm
  3. 40 năm
  4. 80 năm

Câu 5: Theo em định nghĩa từ “hoàn cầu” là gì?

  1. Hoàn hảo
  2. Toàn bộ
  3. Thế giới
  4. Tổng thể

Câu 6: Theo tác giả “các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ” vào điều gì?

  1. Sự hy sinh của chiến sĩ
  2. Sự dũng cảm của cha anh
  3. Sự hy sinh của đồng bào
  4. Sự anh dũng của dân tộc

Câu 7: Tác giả chúc các em học sinh điều gì?

  1. Một năm học bổ ích và vui vẻ
  2. Một năm học vui vẻ và kết quả tốt đẹp
  3. Một năm học vui vẻ và lý thú
  4. Một năm học bổ ích và kết quả tốt đẹp

Câu 8: Tác giả đã dùng từ láy nào để miêu tả cảnh ngày khai trường đầu tiên?

  1. Nhộn nhịp
  2. Nhốn nháo
  3. Đông đúc
  4. Tấp nập

Câu 9: “Các em” cảm thấy như thế nào trong ngày khai trường đầu tiên?

  1. Phấn khởi
  2. Hào hứng
  3. Vui vẻ
  4. Thích thú

Câu 10: Theo em “các cường quốc năm châu” được nhắc đến là gì?

  1. Các nước đang phát triển trên thế giới
  2. Các nước giàu mạnh trên thế giới
  3. Các nước kém phát triển trên thế giới
  4. Các nước phát triển trên thế giới

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao “các em” đều cảm thấy vui vẻ trong ngày khai trường?

  1. Được tiếp tục đến trường học tập những kiến thức bổ ích mới
  2. Được vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa dưới mái trường mến yêu
  3. Được tham gia các hoạt động giúp thực tế trong cuộc sống
  4. Được gặp lại thầy cô và bạn bè sau thời gian dài nghỉ học

Câu 2: Tác giả sử dụng cụm từ nào có nghĩa tương đương với “ngày khai trường” trong bức thư?

  1. Ngày khai giảng
  2. Buổi tựu trường
  3. Buổi khai giảng
  4. Năm học tới

Câu 3: Theo em “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” có ý nghĩa gì?

  1. Cơ sở vật chất của trường học hoàn toàn được Việt Nam xây dựng
  2. Tất cả trẻ em đều được đến trường và hưởng nền giáo dục hiện đại
  3. Các thầy cô giáo hoàn toàn là người Việt Nam
  4. Hệ thống giáo dục mới hoàn toàn tự chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 4: Tác giả khuyên “các em” điều gì trong năm học mới?

  1. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn
  2. Chăm chỉ, tích cực, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn
  3. Nỗ lực, ngoan ngoãn, kiên trì, yêu thầy, mến bạn
  4. Vâng lời, chăm ngoan, yêu thầy, mến bạn

Câu 5: Các em học sinh được tác giả gửi gắm điều gì thông qua quá trình học tập?

  1. Đóng góp phần lớn công lao vào sự phát triển kinh tế của đất nước, theo kịp các nước phát triển trên thế giới
  2. Đóng góp phần lớn công lao vào công cuộc xây dựng lại nước nhà sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ, theo kịp các nước lớn trên thế giới
  3. Đóng góp phần lớn công lao vào quá trình kiến thiết cơ sở vật chất của đất nước bù đắp lại thiệt hại do chiến tranh để lại
  4. Đóng góp phần lớn công lao vào sự phồn thịnh của nước nhà trong tương lai gần

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu hỏi “Vậy các em nghĩ sao ?” có tác dụng gì?

  1. Đặt ra câu hỏi và cần câu trả lời
  2. Đặt ra câu hỏi nghi vấn
  3. Gợi mở nhiều câu trả lời của người đọc
  4. Gợi mở cho câu trả lời của tác giả

Câu 2: Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

  1. Là ngày khai trường đầu tiên khi 2 miền Nam- Bắc thống nhất
  2. Là ngày khai trường đầu tiên khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
  3. Là ngày khai trường đầu tiên khi Pháp đầu hàng rút quân khỏi nước ta
  4. Là ngày khai trường đầu tiên khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng

Câu 3: Nội dung bức thư gửi gắm thông điệp gì?

  1. Lời khuyên, động viên, gửi gắm thế hệ học sinh trong học tập để đóng góp xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, sánh ngang với cường quốc trên thế giới
  2. Lời an ủi, khích lệ tinh thần học tập của học sinh trong quá trình đất nước kiến thiết sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ
  3. Lời cổ vũ các thế hệ học sinh tới trường học tập để trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ cạnh tranh với các nước lớn trên thế giới.
  4. Lời dạy bảo thế hệ học sinh cố gắng học tập noi gương các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng đất nước hùng cường, sánh vai với cường quốc năm châu

VI. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Qua bức thư, em thấy bản thân cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp chung của đất nước hiện nay?

  1. Cần lao động hăng say để đóng góp vào công cuộc kiến thiết nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng
  2. Cần học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức, góp phần phát triển xã hội, đưa vị thế nước ta lên cao trên trường quốc tế
  3. Nên học tập và làm việc tại môi trường quốc tế để tiếp cận với nhiều nền giáo dục hiện đại, nâng cao trình độ bản thân
  4. Nên chọn học tập theo cách riêng bản thân, không cần chấp hành theo bất kì khuôn mẫu nào tại trường học nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu chung

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay