Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Luyện từ và câu Từ Đồng Nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 1: Luyện từ và câu Từ Đồng Nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I.NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?

  1. Là những từ có nghĩa giống nhau
  2. Là những từ có nghĩa gần giống nhau
  3. Là những từ có nghĩa tương đối giống nhau
  4. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Câu 2: Đâu là phân loại đúng của từ đồng nghĩa?

  1. Từ đồng nghĩa toàn bộ và từ đồng nghĩa tương đối
  2. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa tương đối
  3. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  4. Từ đồng nghĩa toàn bộ và từ từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Không có từ đồng nghĩa hoàn toàn
  2. Có từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói
  3. Có từ đồng nghĩa hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau trong lời nói
  4. Không tồn tại từ đồng nghĩa

Câu 4: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trẻ em”?

  1. Trẻ trung
  2. Trẻ măng
  3. Trẻ con
  4. Trẻ hóa

Câu 5: Đâu là từ đồng nghĩa hoàn toàn với từ “con hổ”?

  1. Con hùm
  2. Con beo
  3. Con báo
  4. Con sư tử

Câu 6: Từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “xinh xắn” trong câu “Họ đã đào bới quanh đây và tìm được vài cái bình cổ xinh xắn”?

  1. Ưa nhìn
  2. Đáng yêu
  3. Đẹp đẽ
  4. Thú vị

Câu 7: Đâu không phải từ đồng nghĩa với từ “đất nước”?

  1. Giang sơn
  2. Núi sông
  3. Sơn hà
  4. Đất đai

Câu 8: Từ đồng nghĩa với từ “ăn” là từ nào sau đây?

  1. Xơi
  2. Tiêu hóa
  3. Uống
  4. Mời

Câu 9: Từ “dạy” có thể thay thế cho từ “chơi” trong trường hợp nào sau đây?

  1. Tôi đang chơi đùa với đám bạn trên sân trường rất vui vẻ
  2. Hắn ta đã chơi cho kẻ ngạo mạn kia một vố nhớ đời
  3. Ăn tùy nơi, chơi tùy chỗ
  4. Cậu ấy chỉ đùa một chút chơi thôi mà

Câu 10: Trong trường hợp nào không cần phải xem xét khi thay thế các từ đồng nghĩa?

  1. Từ đồng nghĩa có nghĩa giống hoàn toàn so với từ gốc được sử dụng
  2. Từ đồng nghĩa có nghĩa gần giống với từ gốc được sử dụng
  3. Từ đồng nghĩa mang thái độ khác so với từ gốc được sử dụng
  4. Từ đồng nghĩa biểu thị cách thức khác so với từ gốc được sử dụng

II.THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

  1. Con cọp
  2. Con hùm
  3. Con hổ
  4. Con beo

Câu 2: Dòng nào sau đây chứa các từ đồng nghĩa?

  1. Nhân hậu, nhân tài, nhân lực
  2. Nhân công, công nhân, nhân lực
  3. Nhân dân, nhân ái, nhân vật
  4. Nhân quả, quân nhân, nhân nghĩa

Câu 3: Cặp từ nào sau đây đồng nghĩa với nhau?

  1. Đi – đứng
  2. Chịu khó – can đảm
  3. Tập luyện – rèn luyện
  4. Sở trường – sở đoản

Câu 4: Nhóm từ nào đồng nghĩa với “hòa bình”?

  1. Thái bình, thanh thản, lặng yên
  2. Bình yên, thái bình, lặng lẽ
  3. Bình yên, thanh bình, thái bình
  4. Lặng lẽ, thái hòa, hiền hòa

Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ “quyền thế”?

  1. Quyền hành
  2. Quyền hạn
  3. Quyền lực
  4. Quyền thừa kế

Câu 6: Đâu không phải đặc điểm của từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

  1. Cần cân nhắc để lựa chọn
  2. Có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp
  3. Mang những sắc thái, tình cảm, cách thức khác nhau
  4. Không thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chọn các từ theo thứ tự để điền vào câu sau “Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ”.

  1. Im lìm, vắng lặng, yên tĩnh
  2. Yên tĩnh, vắng lặng, im lìm
  3. Vắng lặng, im lìm, yên tĩnh
  4. Im lìm, yên tĩnh, vắng lặng

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào câu văn sau “Câu văn cần được...cho súc tích hơn”.

  1. Đẽo
  2. Bào
  3. Vót
  4. Gọt giũa

Câu 3: Từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau là từ nào?

“Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp.

  1. Chật chội
  2. Trật trội
  3. Chật trội
  4. Trật chội

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Chọn các từ theo thứ tự để điền vào câu văn sau

Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(theo Nguyễn Đình Thi)

  1. Xốn xang, vươn cao, lay động
  2. Bâng khuâng, bật dậy, lung lay
  3. Bồi hồi, xuất hiện, rung động
  4. Xao động, xòe nở, rung lên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay