Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Một chuyên gia máy xúc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Một chuyên gia máy xúc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa những nhân vật nào?

  1. Anh Thủy và anh công nhân
  2. Anh A-lếch-xây và anh Thủy
  3. Đoàn xe và anh A-lếch-xây
  4. Anh A-lếch-xây và anh công nhân

Câu 2: Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu?

  1. Khu phố tấp nập
  2. Nhà hàng
  3. Công trường xây dựng
  4. Nhà ăn

Câu 3: Chi tiết miêu tả thiên nhien nào không xuất hiện?

  1. Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường
  2. Trời đẹp
  3. Đó là một buổi sáng đầu xuân
  4. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu

Câu 4: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến Thủy ấn tượng?

  1. Người ngoại quốc nhỏ bé, ăn mặc sang trọng, thân hình thấp nhỏ, khuôn mặt dữ dằn.
  2. Người ngoại quốc béo lùn, mái tóc bạch kim, thân hình tròn trịa, làn da trắng ửng hồng
  3. Rụt rè, nhút nhát
  4. Người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt chất phác.

Câu 5: Qua lời giới thiệu của người phiên dịch, A-lếch-xây làm nghề gì?

  1. Chuyên gia dinh dưỡng
  2. Chuyên gia về công nghệ
  3. Chuyên gia máy xúc
  4. Chuyên gia về sinh vật học

Câu 6: A-lếch-xây đã hỏi anh Thủy điều gì?

  1. Đồng chí là thợ lái máy ủi à?
  2. Đồng chí cũng là chuyên gia máy xúc à?
  3. Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
  4. Đồng chí làm việc ở công trường bao lâu rồi?

Câu 7: Anh Thủy đã lái máy xúc được bao nhiêu năm?

  1. 12 năm
  2. 11 năm
  3. 20 năm
  4. 18 năm

Câu 8: Anh Thủy đã từng mấy người quốc?

  1. Nhiều người
  2. 3 người
  3. Chưa bao giờ
  4. Ít người

Câu 9: A-lếch-xây mặc áo màu gì?

  1. Trắng
  2. Đen
  3. Xanh
  4. Tím

Câu 10: Mắt của A-lếch-xây được miêu tả như nào?

  1. Sâu và nâu
  2. Sâu và xanh
  3. To và xanh
  4. To và nâu

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

  1. Nuối tiếc, khách sáo
  2. Bất ngờ, hụt hẫng,
  3. Sang trọng, , kiểu cách
  4. Giản dị, chân thành, thân mật

Câu 2: Cuộc gặp gỡ tiếp xúc thân mật giữa A-lếch-xây và Thủy đã mở ra điều gì?

  1. Một khoảng cách về địa lý
  2. Một tình bạn thắm thiết
  3. Một sự ấm áp lạ thường
  4. Một mối quan hệ xa lạ

Câu 3: Em thấy gì qua câu miêu tả sau?

“Qua khung cửa kính buồng máy tôi thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng ửng,... Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác...”

  1. Gọi lên vẻ hòa nhoáng
  2. Gợi lên vẻ khó gần
  3. Gợi lên vẻ giàu có
  4. Gợi lên vẻ giản dị

Câu 4: Theo em, hành động nào của anh A-lếch-xây khiến cho hai người thêm thân thiết và gắn kết hơn?

  1. Anh A-lếch-xây không ngại bụi bẩn đưa tay nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”
  2. Anh A-lếch-xây mua đồ ăn sáng cho anh Thủy ăn và nghỉ ngơi.
  3. Anh A-lếch-xây nhảy lên lái máy xúc thay cho anh Thủy.
  4. Anh A-lếch-xây tới tận công trường đưa đồ ăn sáng cho anh Thủy và vui vẻ nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!” rồi lên lái máy xúc thay cho anh Thủy.

Câu 5: Dấu ba chấm trong câu văn “Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác...” có tác dụng gì?

  1. Biểu thị lời nói đứt quãng
  2. Liệt kê thêm các chi tiết khác
  3. Tạo sự bất ngờ
  4. Biểu thị sự châm biếm

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu nào kể chính xác nhất diễn biến cuộc gặp gỡ của anh Thủy và anh A-lếch-xây?

  1. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, chào hỏi anh Thủy rồi tặng anh Thủy một món quà nhỏ.
  2. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, nhảy ngay lên máy xúc thay ca cho anh Thủy nghỉ ngơi
  3. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, chủ động hỏi chuyện anh Thủy. Anh A-lếch-xây cũng không hề hà bụi bẩn, đưa tay nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”
  4. Sau lời giới thiệu của người phiên dịch, anh A-lếch-xây mỉm cười, vừa đi vừa giảng giải cho anh Thủy những kiến thức về máy xúc.

Câu 2: Từ “điểm tâm” trong bài đọc là loại từ gì ?

  1. Danh từ
  2. Động từ
  3. Tính từ
  4. Trạng từ

Câu 3: Theo em, “công trường” là gì?

  1. Là nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc… để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
  2. Là nơi tập trung người, dụng cụ để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
  3. Là nơi tập dụng cụ, máy móc để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
  4. Là nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc… để thực hiện việc khai thác.

VI. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa câu truyện là gì?

  1. Vẻ đẹp ngoại hình của một chuyên gia ngoại quốc
  2. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
  3. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam
  4. Cuộc gặp gỡ thân mật của một chuyên gia máy xúc nước bạn với một công nhân Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay