Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 19: Tập đọc: Người công dân số một (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 19: Tập đọc: Người công dân số một(tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Theo anh Thành, để giành lại non sông, cần có những yếu tố nào?

  1. Hùng tâm tráng chí kết hợp với trí, lực
  2. Hùng tâm tráng chí
  3. Trí, lực
  4. Vũ lực

Câu 2: Anh Thành muốn cứu dân mình bằng cách nào?

  1. Sang nước họ làm ăn để thoát khỏi thân phận nô lệ
  2. Tuyên truyền cho dân mình cái trí khôn
  3. Sang nước họ, học cách họ làm ăn, học cái trí khôn của họ
  4. Dạy học cho họ

Câu 3: Theo em, người công dân số một trong vở kịch này là ai?

  1. Anh Thành
  2. Anh Mai
  3. Anh Lê
  4. Tất cả các nhân vật trên.

Câu 4: Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai?

  1. Nguyễn Tiến Thành
  2. Anh Lê
  3. Nguyễn Văn Thành
  4. Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 5: Dòng nào sau đây thể hiện niềm tin của anh Thành vào con đường mình chọn?

  1. Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
  2. Đi ngay có được không, anh?
  3. Tiền đây chứ đâu? (Xòe hai bàn tay ra)
  4. Tất cả các ý trên

Câu 6: Câu nói "Làm thân phận nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ mãi thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta..." thể hiện điều gì trong tâm tưởng anh Thành?

  1. Khát vọng muốn được trở thành công dân
  2. Nhận thức về thân phận nô lệ mãi mãi của đất nước mình
  3. Sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa đất nước thoát khỏi thân phận nô lệ
  4. Sự cam chịu

Câu 7: Theo anh Thành, khi thoát khỏi thân phận nô lệ, sẽ trở thành người có tư cách gì?

  1. công dân
  2. nông dân
  3. công nhân
  4. nhân dân

Câu 8: Biển Đỏ được nhắc đến trong đoạn trích thuộc khu vực nào?

  1. Ấn Độ Dương
  2. Đại Tây Dương
  3. Thái Bình Dương
  4. Bắc Băng Dương

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Dòng nào nhận xét đúng về anh Lê trong câu chuyện trên?

  1. Không cam chịu, tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài để học cái hay, cái mới về giúp nước, giúp dân
  2. Cam chịu, cổ súy cho sức mạnh dân tộc bằng con đường đấu tranh
  3. Có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ thù
  4. Tất cả các ý trên

Câu 2: Dòng nào nhận xét đúng về anh Thành trong câu chuyện trên?

  1. Không cam chịu cảnh sống nô lệ, tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài để học cái hay, cái mới về giúp nước, giúp dân
  2. Cam chịu, cổ súy cho sức mạnh dân tộc bằng con đường đấu tranh
  3. Có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ thù
  4. Tất cả các ý trên

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống thích hợp để hoàn thiện lời anh Thành đã nói với anh Lê:

Tôi muốn đi sang nước họ. Để giành lại .......(1)......chỉ có ......(2)...... chưa đủ, phải có trí, có lực. Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về .....(3).....

  1. (1) cứu dân mình;(2) hùng tâm tráng khí; (3) non sông;
  2. (1) non sông; (2) cứu dân mình; (3) hùng tâm tráng khí;
  3. (1) hùng tâm tráng khí; (2) non sông; (3) cứu dân mình;
  4. (1) non sông; (2) hùng tâm tráng khí; (3) cứu dân mình;

Câu 4: Khi anh Thành tiết lộ với anh Lê rằng mình đang nhờ người bạn xin việc trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, anh Lê đã có phản ứng như thế nào?

A.Vỗ vai và chúc anh Thành gặp thuận lợi, thành công.

B.“Vất vả lắm. Lại còn say sóng nữa….”

C.Giận anh Thành vì không nghe mình khuyên bảo.

D.Không nói không rằng bước ngay ra khỏi phòng.

Câu 5: Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

  1. Anh Lê là người có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
  2. Anh Lê có hướng phát triển riêng, phát triển bản thân mình ở trong nước.
  3. Anh Thành: không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu nước, cứu dân.
  4. Cả A, C

III. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thông qua lời anh Mai, việc làm việc trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin có gì khó khăn và nguy hiểm?

  1. Sóng biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được.
  2. Phải làm nô lệ trên tàu cho bọn Tây.
  3. Nếu bị chết, sẽ bị ném xuống biển mất xác.
  4. Cả A và C

 -----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay