Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Dùng từ đồng âm để chơi chữ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
(19 CÂU)
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Dùng từ đồng âm để chơi chữ là gì?
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ cho người đọc, nghe
- Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ cho người đọc, nghe
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ cho người đọc, nghe
- Dựa vào hiện tượng nghĩa gần giống, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ cho người đọc, nghe
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Chơi chữ chỉ được sử dụng trong văn học để tạo bất ngờ cho câu chuyện hay bài thơ
- Chơi chữ đước sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố,...
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày vì chỉ mang tính nôm na dễ hiểu
- Chơi chữ được sử dụng trong văn bản hành chính công vụ quan trọng
Câu 3: Đâu không là các lối chơi chữ thường gặp?
- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa
- Dùng từ đồng âm, gần âm (trại âm)
- Dùng cách điệp âm, nói lái
- Dùng cách nói châm biếm
Câu 4: Lối chơi chữ được thể hiện hư thế nào trong câu “ông vừa câu cá, vừa ngâm câu thơ”?
- Thông qua từ trái nghĩa
- Thông ua từ đồng âm
- Thông qua từ đồng nghĩa
- Thông qua từ gần nghĩa
Câu 5: Từ “bàn” trong câu “Mọi người bàn việc trên bàn tiệc” có nghĩa gì?
- Đồ dùng thường bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc
- Là đồ dùng để đồ đạc và thể hiện việc trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì
- Lần tính được, thua trong trận đấu bóng
- Không mang các ý nghĩa nêu trên
Câu 6: Đâu không phải từ đồng âm với “lợi” trong từ “răng lợi”?
- Lợi ích
- Lợi dụng
- Lợi tức
- Viêm lợi
Câu 7: Từ “đồng” nào sau đây mang nghĩa là “cùng”?
- Đồng áng
- Đồng lòng
- Đồng tiền
- Đồng ruộng
Câu 8: Từ “bác” nào trong câu “bác bác trứng” chỉ một hành động?
- Từ “bác” thứ 2
- Từ “bác” thứ 1
- Cả 2 từ “bác”
- Không có từ nào
Câu 9: Chọn từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng…….., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe."?
- Đối nghĩa
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
- Đồng âm
Câu 10: Từ “bản” nào sau đây không cũng với các từ còn lại?
- Bản in
- Bản thảo
- Bản làng
- Bản vẽ
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải dùng từ đồng âm để chơi chữ?
- Bác tôi đang bác trứng
- Con bò nhỏ đang ăn cỏ cùng bò mẹ
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
- Chúng tôi hay chơi vài trò có vẻ hay ho với nhau
Câu 2: Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ?
- Con bò mẹ đang cho bò con bú
- Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều
- Bác tôi đang bác trứng
- Con mèo của tôi hay kêu meo meo để làm nũng
Câu 3: Câu “hổ mang bò lên núi” có thể được hiểu theo mấy nghĩa?
- 3 nghĩa
- 4 nghĩa
- 2 nghĩa
- 1 nghĩa
Câu 4: Đâu là ý dùng từ đồng âm để chơi chữ?
- Ruồi đậu mâm xôi đậu
- Mâm xôi đậu vừa dẻo vừa đỗ
- Mật ngọt chết ruồi
- Con chim đậu trên cành lựu hót líu lo
Câu 5: Câu sau dùng lối chơi chữ nào?
Mẹ nấu xôi đỗ cho tôi ăn để tôi đỗ kì thi
- Dùng cách nói lái
- Dùng từ đồng âm
- Dùng từ trái nghĩa
- Dùng lối nói gần âm
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả sử dụng lối chơi chữ nào?
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
- Dùng cách nói lái
- Dùng từ đồng âm
- Dùng từ trái nghĩa
- Dùng lối nói gần âm
-----------Còn tiếp --------