Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Luyện tập về từ trái nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Luyện tập về từ trái nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A.TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ trái nghĩa phù hợp để diền vào chỗ trống trong câu “Cô Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì …” là từ nào?

  1. Lười biếng
  2. Cần cù
  3. Hăng say
  4. Chịu khó

Câu 2: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

  1. Lên thác xuống ghềnh
  2. Nước chảy đá mòn
  3. Gần nhà xa ngõ
  4. Ba chìm bảy nổi

Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?

  1. Thật thà - gian xảo
  2. Vạm vỡ - gầy gò
  3. Hèn nhát - dũng cảm
  4. Sung sướng - đau khổ

Câu 4: Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” là?

  1. Cuộc chiến
  2. Hòa bình
  3. Đấu tranh
  4. Xung đột

Câu 5: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

  1. quyền hạn
  2. Quyền công dân
  3. Quyền thế
  4. Quyền hành

Câu 6: Trái nghĩa với từ “hạnh phúc” là gì?

  1. Gian khổ
  2. Túng tiếu
  3. Bần hàn
  4. Bất hạnh

Câu 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chứa từ trái nghĩa?

  1. Ở hiền gặp lành.
  2. Chết trong còn hơn sống đục
  3. Cao chạy xa bay
  4. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào câu sau “Chết đứng còn hơn sống...”

  1. Quỳ
  2. Ngồi
  3. Lăn

Câu 9: Tác dụng cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau là gì?

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Nguyễn Khoa Điềm

  1. Thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe
  2. Giúp sự vật, hiện tượng có hồn nhơn
  3. Làm câu văn, lời nói có điểm nhấn hơn
  4. Làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,...đối lập nhau

Câu 10: Đâu là cặp từ trái nghĩa nhau về tả hình dáng?

  1. Nhỏ nhắn - ốm yếu
  2. Vui vẻ - hoạt bát
  3. Cao – thấp
  4. Lùn tịt – xấu xí

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cho biết các cặp từ sau, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?

  1. Chó - mèo
  2. Nông - sâu
  3. Thông minh - lười biếng
  4. Héo úa – tàn phai

Câu 2: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Xuân Quỳnh

  1. Dữ dội - ồn ào
  2. Dịu êm –lặng lẽ
  3. Ồn ào – lặng lẽ
  4. Không tồn tại cặp từ trái nghĩa

Câu 3: Có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ sau “Ông – bà, Xấu - đẹp, Đói - khổ, Trắng – đen, Mênh mông - chật chội”?

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng - ồn ào"?

  1. Đông đúc - thưa thớt.
  2. Tĩnh mịch - huyên náo
  3. Vắng lặng - ồn ào
  4. Lặng lẽ - ầm ĩ

Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?

  1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần nhau
  2. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa không giống nhau
  3. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  4. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa rộng, hẹp khác nhau

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp để điền vào câu sau “Đi hỏi..., về nhà hỏi...”?

  1. Người lớn – trẻ nhỏ
  2. Già – trẻ
  3. Trẻ -già

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay