Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Mở rộng vốn từ: hữu nghị - hợp tác
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 2: Mở rộng vốn từ: hữu nghị - hợp tác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây diễn tả đúng từ “hữu nghị”?
- Thân thiết, có tính chất bạn bè
- Thân thiết, cùng có lợi
- Thân thiết, có tính chất cạnh tranh
- Thân thiết, cùng đồng hành
Câu 2: Ý nào sau đây diễn tả đúng từ “hợp tác”?
- Cùng chia sẻ bằng lời nói
- Cùng làm những việc chung
- Cùng nhau bàn bạc 1 vấn đề
- Cùng nhau tìm lợi ích chung
Câu 3: Đâu là từ có tiếng “hữu” mang nghĩa là bạn bè?
- Hữu hiệu
- Hữu duyên
- Hữu hiệu
- Bằng hữu
Câu 4: Từ nào sau đây có chứa tiếng “hợp” nhưng không mang nghĩa “đúng với yêu cầu, đòi hỏi”?
- Hợp ý
- Hợp tác
- Hợp thời
- Phù hợp
Câu 5: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau “Cô giáo cho cả lớp...thành 4 hàng dọc?
- Phối hợp
- Tập hợp
- Hợp lý
- Hợp thời
Câu 6: Từ nào sau đây có tiếng “hữu” mang nghĩa là “có”?
- Hữu nghị
- Hữu hảo
- Chiến hữu
- Hữu dụng
Câu 7: Từ nào sau đây không cùng nghĩa với các từ còn lại?
- Tập hợp
- Hợp mốt
- Hợp nhất
- Hợp lại
Câu 8: Từ nào sau đây không cùng nghĩa với các từ còn lại?
- Cơ hữu
- Hữu hiệu
- Hiệu quả
- Hiệu nghiệm
Câu 9: Đâu là ý đúng khi nói đến “hữu” trong từ “hữu hiệu”?
- Bên phải
- Khuynh hướng
- Bên trái
- Có
Câu 10: Đâu là câu có ý nghĩa giống với câu “có chí thì nên”?
- Cần cù bù thông minh
- Trăm nghe không bằng một thấy
- Hữu chí cánh thành
- Hữu danh vô thực
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào có chứa tiếng hữu không có nghĩa là “bạn bè”?
- Bác ấy và bố em là những chiến hữu đã từng vào sinh ra tử với nhau
- Loại thuốc này thật hữu hiệu
- Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng, thân hữu
- Cần luôn quan tâm, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân các nước
Câu 2: Trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây, thành ngữ nào, tục ngữ nào có liên quan đến hữu nghị - hợp tác?
- Người đẹp vì lụa
- Thương cho roi cho vọt
- Chung lưng đấu sức
- Có chí thì nên
Câu 3: Chọn những từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu “Trong hoạt động lần này, chúng tôi đã...với nhau một cách hài hòa”
- Tổng hợp
- Hợp lý
- Phối hợp
- Tổng kết
Câu 4: Từ hữu trong câu nào không giống với “hữu” mang nghĩa là “có”?
- Hữu thủy vô chung
- Hữu dũng vô mưu
- Hữu danh vô thực
- Hữu xạ tự nhiên hương
Câu 5: Từ “hữu” trong “hy hữu” mang nghĩa gì?
- Bạn bè
- Có
- Không có
- Kẻ thù
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Từ nào sau đây không có nghĩa giống với các từ còn lại?
- Hữu ái
- Hữu hạn
- Bằng hữu
- Chiến hữu
-----------Còn tiếp --------