Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 20: Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 20: Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Thái sư là chức quan như thế nào?
- Quan nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội
- Một chức quan nhỏ trong huyện
- Chức quan đầu triều thời xưa
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 2: Câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ được kể dưới thời nhà nào?
- Nhà Lê
- Nhà Trần
- Nhà Đinh
- Nhà Nguyễn
Câu 3: Trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ được giới thiệu là người như thế nào?
- Là người có công lập nên nhà Trần
- Là chú của vua và đứng đầu trăm quan
- Ông không vì địa vị của mình mà tự cho mình vượt qua phép nước
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Linh Từ Quốc Mẫu, vợ thái sư Trần Thủ Độ, muốn làm gì?
- Muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương
- Muốn xin một mảnh đất trong ngự hoa viên để trồng hoa
- Muốn tiến cử cháu gái làm phi tần trong cung
- Muốn lấy vợ cho con trai.
Câu 5: Khi có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Đời nào có chuyện như vậy. Thần nào dám lộng quyền.
- Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
- Đời nào có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ xét xử nghiêm minh.
- Điêu dân to gan!
Câu 6: Qua truyện trên, Trần Thủ Độ hiện lên là một con người như thế nào?
- chính trực, biết lắng nghe ý kiến của người khác
- bảo thủ, cố chấp, tham lam
- chuyên quyền, lộng hành
- tham quan, ô lại
Câu 7: Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?
- vì người quân hiệu bị giữ phép nước
- vì người quân hiệu dám chống lại quyền lự
- vì người quân hiệu dám phạt vợ ông
- vì người quân hiệu thông minh
Câu 8:“Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao.”
Câu nói trên muốn ám chỉ điều gì?
- Thủ Độ chiếm đoạt ngai vàng của vua.
- Thủ Độ chuyên quyền, phá hoại kỉ cương phép nước.
- Thủ Độ khinh nhờn, làm mất thể diện của nhà vua trẻ.
- Thủ Độ không trung thành với nhà vua trẻ.
II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trong kháng chiến, ông Đỗ Đình Thiện đã có đóng góp to lớn gi?
- Gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc - là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ.
- Ông hiến tặng, ủng hộ chính phủ đồn điền Chi Nê màu mỡ.
- Gia đình ông đã hiến toàn bộ đồn điền để phục vụ tiền tuyến.
- Ông hiến tặng chính phủ rất nhiều tiền bạc, của cải.
Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên (1258)?
- Trần Thái Tông.
- Trần Nhân Tông.
- Trần Thủ Độ.
- Trần Quốc Tuấn
Câu 3: Lời của nhà vua nên đọc với giọng như thế nào?
- Hồn nhiên, ngây thơ.
- Thản nhiên, thờ ơ.
- Chân thành, tin cậy.
- Mạng mẽ, hùng hồn
Câu 4: Em hãy nối từ với nghĩa tương ứng
1. Thái sư | a) Chức quan đầu triều thời xưa |
2. Quân hiệu | b) Tâu sai sự thật |
3. Xã tắc | c) Chức quan võ nhỏ |
4. Tâu xằng | d) Đất nước, nhà nước |
- 1-a; 2-c; 3-d; 4-b
- 1-c; 2-a; 3-d; 4-b
- 1-a; 2-d; 3-c; 4-b
- 1-b; 2-c; 3-d; 4-a
Câu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Theo Nguyên Ngọc
- Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.
- Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống
- Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
- Cả A, B, C
III. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ được giới thiệu là người như thế nào?
(1) Là người có công lập nên nhà Trần.
(2) Là chú của vua và đứng đầu trăm quan.
(3) Là phụ hoàng của vua luôn thay vua xử lý triều chính.
(4) Ông không vì địa vị của mình mà tự cho mình vượt qua phép nước.
(5) Là người sống ẩn dật ở ngự hoa viên, vua thường đến xin ý kiến vì rất trọng dụng ông.
- (1)(2)(3)
- (2)(3)(4)
- (1)(3)(4)
- (1)(2)(4)
Câu 2: Người quân hiệu đã làm gì khiến Linh Từ Quốc Mẫu phải về mách với Trần Thủ Độ?
- Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị người quân hiệu ngăn lại, bà cảm thấy bị kẻ dưới khinh nhờn.
- Linh Từ Quốc Mẫu phi ngựa trong cung, bị người quân hiệu bắt lại và đem tâu chuyện này lên vua.
- Linh Từ Quốc Mẫu đang ngồi kiệu thì bị người quân hiệu bắt kiểm tra một cách vô cơ.
- Linh Từ Quốc Mẫu đang ngồi kiệu thị bắt gặp người quân hiệu đang lén nhận hối lộ nên bà về mách cho Trần Thủ Độ biết.
-----------Còn tiếp --------