Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 22: Đọc: Cao Bằng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 22: Đọc: Cao Bằng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ là sáng tác bởi tác giả nào sau đây?

  1. Trần Nhuận Minh
  2. Trúc Thông
  3. Tô Hoài
  4. Tố Hữu

Câu 2: Trong bài thơ, để đến được Cao Bằng, phải đi qua bao nhiêu địa điểm?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Loại quả đặc trưng của Cao Bằng được nhắc đến trong bài thơ là gì?

  1. Mận
  2. Dứa
  3. Na

Câu 4: Hình ảnh của ai không được nhắc đến trong bài thơ?

  1. Ông
  2. Chú
  3. Chị

Câu 5: Tình yêu nước của người Cao Bằng được so sánh với sự vật nào?

  1. Núi non
  2. Sông nước
  3. Cánh rừng
  4. Ruộng đồng

Câu 6: Địa thế của Cao Bằng có gì đặc biệt?

  1. Địa thế thấp, trũng, thường xuyên xảy ra lũ lụt.
  2. Địa thế bằng phẳng, thích hợp để trồng lúa nước.
  3. Địa thế xa xôi, hiểm trở, muốn đi đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
  4. Cao Bằng là vùng thấp, ở ngay phía dưới chân Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

Câu 7: Nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Ông lành như hạt gạo”?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 8: Hình ảnh người bà trong bài thơ được so sánh với hình ảnh gì?

  1. Núi cao
  2. Hạt gạo
  3. Lúa vàng
  4. Suối trong

Câu 9: Tính từ nào dùng để diễn tả về con người Cao Bằng?

  1. Sâu sắc
  2. Dễ thương
  3. Vui vẻ
  4. Sâu rộng

Câu 10: Tình yêu Tổ quốc của con người Cao Bằng được thể hiện như thế nào?

  1. Phô trương
  2. Lớn lao
  3. Lặng thầm
  4. Mãnh liệt

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đoạn thơ nào sử dụng từ ngữ và hình ảnh để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

  1. Đoạn 1
  2. Đoạn 2
  3. Đoạn 3
  4. Đoạn 4

Câu 2: Trong đoạn thơ thứ 5, tình yêu nước của người Cao Bằng được so sánh với sự vật nào?

  1. Rừng
  2. Biển
  3. Núi
  4. Suối

Câu 3: Để nhấn mạnh sự xa xôi, hiểm trở của địa thế Cao Bằng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn 1?

  1. Điệp từ “vượt”
  2. Nhân hóa
  3. So sánh
  4. Nói quá

Câu 4: Thông qua khổ thơ 4, em hiểu gì về tình yêu Tổ quốc của người dân Cao Bằng?

  1. Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng sâu sắc và lớn lao giống như núi non, trường tồn vĩnh viễn, cao lớn chẳng thể đo được.
  2. Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng chói chang như ánh nắng ban mai.
  3. Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng mãnh liệt như con thác từ trên cao đổ xuống.
  4. Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng cũng trong trẻo và sâu sắc như suối.

Câu 5: Đoạn thơ “Đã dâng đến tận cùng ... Như suối khuất rì rào.” nói về nội dung gì?

  1. niềm tự hào dân tộc của người Cao Bằng
  2. tình đoàn kết của người Cao Bằng
  3. tình yêu nước của người Cao Bằng
  4. tinh thần lao động của người Cao Bằng

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

  1. Biểu cảm, thuyết minh
  2. Tự sự, biểu cảm
  3. Miêu tả, nghị luận
  4. Miêu tả, biểu cảm

Câu 2: Tác giả thể hiện tình cảm gì đối với Cao Bằng thông qua bài thơ?

  1. Cảm mến
  2. Tự hào
  3. Trân trọng
  4. Kính nể

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay