Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 23: Đọc: Phân xử tài tình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 23: Đọc: Phân xử tài tình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả bài đọc “Phân xử tài tình” là ai?

  1. Vũ Trọng Phụng
  2. Tố Hữu
  3. Nguyễn Đổng Chi
  4. Tô Hoài

Câu 2: Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?

  1. Là một người nhiều tuổi, học vấn uyên thâm.
  2. Là một người trẻ tuổi, dung mạo phi phàm.
  3. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
  4. Là một người tài giỏi, có tấm lòng nhân hậu thường xuyên xử nhẹ cho những người có tội.

Câu 3: Có bao nhiêu vụ án trong bài đọc?

  1. Một
  2. Hai
  3. Ba
  4. Bốn

Câu 4: Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?

  1. Chuyện mất cắp đàn gà, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp đàn gà của mình, nhờ quan phân xử.
  2. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.
  3. Chuyện mất cắp tiền, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tiền nhà mình, nhờ quan phân xử.
  4. Chuyện mất con, hai người đàn bà tranh nhau đứa trẻ ngoài chợ, nhờ quan phân xử.

Câu 5: Vụ án thứ nhất được xử ở đâu?

  1. Ngoài chợ
  2. Ở trên đường
  3. Công đường
  4. Nhà một người dân

Câu 6: Quan đã xử lý tấm vải như thế nào?

  1. Xé đôi tấm vải, mỗi người một nửa.
  2. Đem ra chợ bán.
  3. Mua lại tấm vải.
  4. Cắt ba tấm vải.

Câu 7: Khi quan tới chùa, sư cụ đón tiếp như thế nào?

  1. Nồng nhiệt
  2. Ảm đạm
  3. Kính cẩn
  4. Hời hợt

Câu 8: Quan yêu cầu gọi những ai ra để truy tìm thủ phạm ăn cắp tiền ở chùa?

  1. Người đi chùa, các sư cô
  2. Các sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa
  3. Các sư cô và kẻ lạ
  4. Các nhà sư và người dân

Câu 9: Quan giao cho mỗi người ở chùa cái gì?

  1. Một nắm thóc
  2. Một cây đàn
  3. Một hòn đá
  4. Một hạt gạo

Câu 10: Trong lúc chạy, ai là người hay hé bàn tay cầm thóc ra xem?

  1. Một sư cô
  2. Một nhà sư
  3. Một người lạ
  4. Một chú tiểu

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chạy đàn trong bài đọc được hiểu như thế nào?

  1. Nghi lễ chạy quanh đàn cúng.
  2. Cúng thờ đàn.
  3. Cầm đàn chạy quanh chùa.
  4. Gảy đàn ở trong chùa

Câu 2: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

  1. Vì quan hiểu ai dửng dưng sẽ khóc trước.
  2. Vì quan muốn xem ai là người khóc trước.
  3. Vì quan muốn xem ai là người lấy cắp.
  4. Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé.

Câu 3: Biện pháp nào quan không dùng để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

  1. Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.
  2. Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.
  3. Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.
  4. Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.

Câu 4: Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?

  1. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
  2. Sư cụ nhờ tìm hộ áo cà sa quý đã bị mất của mình.
  3. Sư cụ nhờ tìm ra kẻ xấu đã hủy hoại chiếc chuông linh thiêng của chùa.
  4. Sư cụ nhờ tìm hộ vật báu trấn giữ của chùa.

Câu 5: Quan đã dùng cách nào để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của nhà chùa?

  1. Gọi tất cả kẻ ăn người ở trong chùa quỳ xuống trước Đức Phật để niệm kinh đến khi nào có người ra nhận tội mới thôi.
  2. Yêu cầu mỗi người dùng nắm thóc đã ngâm rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đức Phật rất linh thiêng, ai là kẻ gian, thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.
  3. Lục soát tất cả các phòng riêng của những người đang ở trong chùa để tìm ra số tiền.
  4. Tra khảo từng người một, ai lộ sơ hở thì người đó là kẻ trộm.

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Vì sao quan lại dùng cách đó để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của sư cụ?

  1. Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
  2. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
  3. Vì cần thời gian để thu thập chứng cứ.
  4. Vì chưa nghĩ ra cách gì khác nên quan tạm dùng cách này.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay