Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 24: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 24: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh?
- Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
- Không có chiến tranh và thiên tai.
- Trạng thái thoải mái và thư giãn.
- Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Câu 2: Đâu là nghĩa của từ “xét xử”?
- Xem xét và xử các vụ án.
- Có sự chú ý thường xuyên để kịp thời cảnh giác và phát hiện âm mưu xấu.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giữ bí mật của nhà nước, tổ chức.
Câu 3: Cơ quan nào được xét xử các vụ án?
- Tòa án
- Bệnh viện
- Nhà hát
- Nhà trường
Câu 4: Người nào có trách nhiệm bảo vệ trật tự - an ninh?
- Bác sĩ
- Công an
- Giáo viên
- Ca sĩ
Câu 5: Cảnh giác là gì?
- Có sự chú ý thường xuyên để kịp thời phát hiện âm mưu hoặc hành động của kẻ thù.
- Xét xử các vụ án phạm pháp.
- Người chuyên làm công tác xét xử.
- Cơ quan nhà nước
Câu 6: Trong từ “an ninh”, tiếng “an” mang nghĩa nào?
- Yên, yên ổn
- Trường tồn
- Hạnh phúc
- May mắn
Câu 7: Cụm từ nào sau đây thường kết hợp với từ “an ninh”?
- Chiến sỹ
- Trụ sở
- Chống đối
- Lực lượng
Câu 8: Hiện tượng nào không cùng loại với các hiện tượng còn lại?
- An toàn giao thông
- Va chạm giao thông
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Những hành động nào dưới đây không liên quan tới việc gây rối loạn trật tự an ninh?
- Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn giao thông
- Dàn xếp, hòa giải
- Trộm cắp, cướp giật
- Gây gổ, hành hung
Câu 2: Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng từ “bảo mật”?
- Thường xuyên bàn tán về công ty cho bạn bè
- Giữ bí mật của nhà nước, tổ chức.
- Xem xét và xử các vụ án
- Cố ý nói xấu chính quyền
Câu 3: Đâu là người đảm nhận vai trò giữ trật tự, an ninh trong một trận bóng?
- Trọng tài
- Huấn luyện viên
- Cầu thủ
- Cổ động viên
Câu 4: Việc làm nào bị xem là giữ trật tự, an ninh?
- Xả rác ra môi trường
- Bỏ mặc người bị thương
- Hành hung người đi đường
- Giúp đỡ người qua đường
Câu 5: Hiện tượng nào không phải là quấy rối trật tự, an ninh?
- Giữ trật tự
- Quậy phá
- Hành hung
- Bốc đầu xe
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Hiện tượng nào đúng với trật tự, an toàn giao thông là?
- Cảnh sát giao thông
- Tai nạn giao thông
- Đi đúng làn đường quy định
- Lạng lách, đánh võng khi lưu thông
-----------Còn tiếp --------