Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 26: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 26: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

  1. Phong tục và tập quán của ông bà, tổ tiên.
  2. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiểu địa phương khác nhau.
  3. Phong tục và tập quán của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
  4. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “trao lại cho người khác”?

  1. Truyền nghề
  2. Truyền bá
  3. Truyền nhiễm
  4. Truyền hình

Câu 3: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người”?

  1. Truyền máu
  2. Truyền hình
  3. Truyền ngôi
  4. Truyền bá

Câu 4: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “lan rộng cho nhiều người biết”?

  1. Truyền hình
  2. Truyền bá
  3. Truyền ngôi
  4. Truyền nhiễm

Câu 5: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp nào của dân ta?

  1. Nhân ái
  2. Lao động cần cù
  3. Yêu nước
  4. Tôn sư trọng đạo

Câu 6: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

"Tết âm lịch còn được gọi là tết ……… của dân tộc"

  1. cổ truyền
  2. truyền cảm
  3. tuyên truyền
  4. truyền ngời

II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Những phong tục nào dưới đây không liên quan tới truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

  1. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  2. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
  3. Không thầy đố mày làm nên.
  4. Tiên học lễ hậu học văn.

Câu 2: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

“Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động.”

  1. truyền cảm
  2. truyền thống
  3. truyền hình
  4. truyền tụng

Câu 3: Ý nào không thể hiện truyền thống yêu nước của dân ta?

  1. Anh em như thể tay chân.
  2. Bầu ơi thương lấy bí cùng//Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  3. Nhiễu điều phủ lấy giá gương//Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  4. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài tập đọc “Nghĩa thầy trò” nhắc nhở các em đạo lý nào sau đây?

  1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  2. Lá lành đùm lá rách.
  3. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  4. Tôn sư trọng đạo.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay