Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Đọc: Đất nước
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Đọc: Đất nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Bài thơ là sáng tác bởi tác giả nào sau đây?
- Nguyễn Thi
- Nguyễn Đình Thi
- Tô Hoài
- Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: Bài thơ được viết trong thời điểm nào?
- Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước khi nước nhà đang trên đà thắng lợi.
- Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1975, sau khi nước nhà đã hoàn toàn sạch bóng quân thù, tác giả bồi hồi nhìn lại những mùa thu đã qua.
- Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc.
- Bài thơ được sáng tác trong những ngày nước ta còn trong cảnh “một cổ hai tròng” của bọn phong kiến và của thực dân Pháp.
Câu 3: Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ?
- Mùa hè
- Mùa mưa
- Mùa thu
- Mùa đông
Câu 4: Hình ảnh buổi sáng chớm lạnh ở đâu?
- Hà Nội
- Hải Phòng
- Sài Gòn
- Đà Nẵng
Câu 5: Tính từ nào được dùng để miêu tả những con phố?
- Lạnh giá
- Xao xác
- Nắng chói
- Lạnh lẽo
Câu 6: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả trong khổ thơ thứ ba như thế nào?
- Gió thổi rừng tre phấp phới
- Trời thu thay áo mới
- Trong biếc nói cười thiết tha
- Tất cả các ý trên
Câu 7: Trong khổ thơ thứ 3, có biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng?
- Điệp từ
- So sánh
- Nhân hóa
- Liệt kê
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào nhưng câu thơ sau:
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ................
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
- Đi lại
- Rời đi
- Trở lại
- Ngoảnh lại
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong câu “Trời thu thay áo mới” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Lặp từ
Câu 2: Đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
- Lòng tự hào về non sông.
- Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Sự giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về cảnh đẹp nước mình.
- Lòng tự hào về đất nước tự do.
Câu 3: Câu thơ nào nói lên lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc?
- Nước những người chưa bao giờ khuất.
- Trời xanh đây là của chúng ta.
- Người ra đi đầu không ngoảnh lại.
- Gió thổi rừng tre phấp phới.
Câu 4: Những chi tiết nào miêu tả cảnh đẹp đất nước trong mùa thu mới?
- Rừng tre phất phới, những cánh đồng thơm mát.
- Những ngã đường bát ngát.
- Dòng sông đỏ nặng phù sa.
- Tất cả các ý trên.
Câu 5: Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Trời xanh đây là của chúng ta//Núi rừng đây là của chúng ta.”?
- So sánh
- Nhân hóa
- Lặp từ
- Đối lập
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Thể loại của bài thơ là gì?
- Thể thơ 4 chữ
- Thể thơ tự sự
- Thể thơ lục bát
- Thể thơ tự do
-----------Còn tiếp --------