Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

  1. Phong tục và tập quán của ông bà, tổ tiên.
  2. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiểu địa phương khác nhau.
  3. Phong tục và tập quán của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
  4. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Muốn sang thì bắc ........

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

  1. Cầu Kiều
  2. Cầu Đò
  3. Bậc thang
  4. Cây sào

Câu 3: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người”?

  1. Truyền máu
  2. Truyền hình
  3. Truyền ngôi
  4. Truyền bá

Câu 4: Câu tục ngữ “Một kho vàng không bằng một nang chữ.” là truyền thống tốt đẹp nào của dân ta?

  1. Yêu nước
  2. Tôn sư trọng đạo
  3. Nhân ái
  4. Đoàn kết

Câu 5: Câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.” là truyền thống tốt đẹp nào của dân ta?

  1. Lao động cần cù
  2. Nhân ái
  3. Yêu nước
  4. Tôn sư trọng đạo

Câu 6: Từ in đậm trong câu sau thuộc truyền thống tốt đẹp nào?

" Dòng họ Trần ở quê em là một dòng họ vốn nổi tiếng là hiếu học.”

  1. Có ý chí vươn lên, ham học hỏi
  2. Có tinh thần yêu nước
  3. Có tình yêu thương con người
  4. Có sự nỗ lực

II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Những phong tục nào dưới đây không liên quan tới truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

  1. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
  2. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  3. Dù ai đi ngược về xuôi//Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
  4. Bầu ơi thương lấy bí cùng//Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Câu 2: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

“Các đội bóng sẽ được phỏng vấn và phát sóng trên chương trình của ..................”

  1. truyền cảm
  2. truyền thống
  3. truyền hình
  4. truyền tụng

Câu 3: Ý nào thể hiện truyền thống đoàn của dân ta?

  1. Một cây làm chẳng nên non// Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  2. Bầu ơi thương lấy bí cùng//Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  3. Nhiễu điều phủ lấy giá gương//Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  4. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài tập đọc “Nghĩa thầy trò” nhắc nhở các em đạo lý nào sau đây?

  1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  2. Lá lành đùm lá rách.
  3. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  4. Tôn sư trọng đạo.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay