Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 3: Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 3: Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ nhiều nghĩa là gì?
- Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
- Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
- Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
- Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Câu 2: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?
- Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
- Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
- Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng
- Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Câu 3: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì?
- Không có mối liên hệ gì với nhau
- Chỉ có liên hệ với các nghĩa chuyển
- Chỉ có mối liên hệ với nghĩa từ gốc
- Có mối liên hệ với nhau
Câu 4: Đâu là nhận định đúng?
- Tất cả các từ đều là từ nhiều nghĩa
- Không phải tất cả các từ đều là từ nhiều nghĩa
- Phần ít từ là từ nhiều nghĩa
- Không có từ nhiều nghĩa
Câu 5: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ “mắt”?
- Mắt lưới
- Mắt biếc
- Mắt cây
- Mắt na
Câu 6: Từ nào dưới đây là từ có nghĩa chuyển của từ “cổ”?
- Cổ hủ
- Cổ vật
- Cổ trang
- Cổ lọ
Câu 7: Nghĩa chuyển của từ “quả” là từ nào?
- Quả táo
- Quả tim
- Quả quất
- Quả cam
Câu 8: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển?
- Đồng hồ
- Chân
- Mũ
- Mặt
Câu 9: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?
- Com –pa
- Điều hòa
- Điện thoại
- Lá
Câu 10: Từ “bụng” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa gì?
- Nghĩa chuyển
- Nghĩa bóng
- Nghĩa gốc
- Nghĩa tường minh
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Từ bụng trong câu “anh ấy rất tốt bụng” được sử dụng theo nghĩa nào?
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
- Nghĩa bóng
- Nghĩa tường minh
Câu 2: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là gì?
- Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói
- Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao
- Vị ngọt của thực phẩm
- Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh
Câu 3: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là gì?
- Nghĩa bóng
- Nghĩa mới
- Nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc mới
Câu 4: Số lượng nghĩa chuyển của một từ có thay đổi không?
- Có thể tăng lên
- Không bao giờ thay đổi
- Có thể giảm đi
- Vừa tăng vừa giảm
Câu 5: “Răng” trong trường hợp nào không mang ý nghĩa là bộ phận cơ thể người?
- Răng khôn
- Răng cưa
- Mọc răng
- Đánh răng
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Từ “tai” trong câu sau được hiểu theo nghĩa nào?
Cái ấm không nghe/ Sao tai lại mọc?
- Nghĩa bóng
- Nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc
- Nghĩa mới
-----------Còn tiếp --------