Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 3: Trước cổng trời

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 3: Trước cổng trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A.TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết bởi nhà thơ nào?

  1. Nguyễn Đình Ảnh
  2. Nguyễn Ánh
  3. Tô Hoài
  4. Xuân Quỳnh

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

  1. Lục bát
  2. 5 chữ
  3. Thất ngôn
  4. Đường luật

Câu 3: bài thơ bao gồm mấy đoạn thơ?

  1. 4 đoạn
  2. 5 đoạn
  3. 2 đoạn
  4. 3 đoạn

Câu 4: Khoảng trời hiện ra như thế nào?

  1. Giữa rừng cây
  2. Giữa hai bên vách đá
  3. Giữa hai cánh đồng
  4. Giữa những ngọn đồi

Câu 5: Sự vật nào không xuất hiện trong đoạn thơ thứ nhất?

  1. Vách đá
  2. Chim chóc
  3. Gió thoảng
  4. Mây trôi

Câu 6: Con vật nào xuất hiện trong khổ thơ thứ 2?

  1. Ngựa
  2. Nai
  3. Hươu

Câu 7: Theo em, “Nguyên sơ” có nghĩa là gì?

  1. Chưa qua sự bào mòn
  2. Giữ nguyên vể tự nhiên như ban đầu
  3. Chưa được sử dụng
  4. Giữ được sự trong sáng, hồn nhiên

Câu 8: Theo em, “sương giá” xuất hiện vào màu nào trong năm?

  1. Màu đông
  2. Mùa xuân
  3. Mùa thu
  4. Mùa hạ

Câu 9: Người Tày trong bài thơ được miêu tả đang làm gì?

  1. Làm rẫy
  2. Lên nương
  3. Cấy lúa
  4. Trồng rau

Câu 10: phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

  1. Thuyết minh
  2. Trình bày
  3. Miêu tả
  4. Biểu cảm

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Điều gì khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

  1. Vì có ánh nắng chiếu xuống vạn vật
  2. Vì có hình ảnh con người, những người Tày, người Giáy, người Dao đang tất bật với công việc
  3. Vì thời tiết đã bắt đầu ấm lên, người dân bắt đấu ra đồng gặt lúa
  4. Vì mùa đông đã dần đi qua nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp với muôn sắc hoa cỏ rực rỡ

Câu 2: Cặp từ đối lập trong ddaonj thơ thứ 2 được tác giả sử dụng là gì?

  1. Ngút ngát – nguyên sơ
  2. Ngân nga – réo
  3. Thực – mơ
  4. Ngút ngát – ngút ngàn

Câu 3: Theo em, “Những vạt nương màu mật” hiện lên với màu sắc nào?

  1. Màu cam
  2. Màu xanh
  3. Màu vàng
  4. Màu đỏ

Câu 4: Nổi bật trên màu vàng của nắng chiều là màu của sự vật nào?

  1. Vạt áo chàm
  2. Lúa chín vàng
  3. Triền rừng
  4. Sương giá

Câu 5: Dấu ba chấm được sử dụng trong câu thơ cuối đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

  1. Không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề
  2. Gây bất ngờ trong suynghĩ của người đọc.
  3. Biểu thị lời nói đứt quãng
  4. Biểu thị sự kéo dài âm thanh

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dấu hỏi chấm trong câu thơ “Cổng trời trên mặt đất?” có tác dụng gì?

  1. Gợi mở cho đoạn thơ tiếp theo
  2. Kết thúc câu nghi vấn
  3. Tạo điểm nhấn cho đoạn thơ
  4. Gây chú ý với người đọc

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay