Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 31: Đọc: Công việc đầu tiên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 31: Đọc: Công việc đầu tiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TRẮC NGHIỆM

  1. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Bài đọc trên thuộc chủ đề nào?

  1. Nam và nữ
  2. Nhớ nguồn
  3. Người công dân
  4. Vì cuộc sống hòa bình

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện là ai?

  1. Anh Ba Chuẩn
  2. Tờ đơn
  3. Út
  4. Người cộng sản

Câu 3: Anh Ba Chuẩn gọi Út vào nói chuyện ở đâu?

  1. Ngoài buồng
  2. Trong buồng
  3. Trong gian hàng
  4. Ở phòng khách

Câu 4: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

  1. Thăm dò cơ sở địch
  2. Rải truyền đơn
  3. Đi bán cá
  4. Theo dõi một tên đội Tây

Câu 5: Công việc đầu tiên của Út có tính chất như thế nào?

  1. Nguy hiểm
  2. Giản đơn
  3. Dễ dàng
  4. Bình thường

Câu 6: Khi anh Ba hỏi rằng “Út có dám rải truyền đơn không?” thì chị Út đã trả lời ra sao?

  1. “Được ạ, nhưng em lo bị giặc bắt quá anh ạ!”
  2. "Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!"
  3. “Em sợ lắm ạ, bị địch phát hiện thì em chết mất.”
  4. “Được, công việc đơn giản em nhất định sẽ làm tốt.”

Câu 7: Út có mong muốn gì?

  1. Thoát li
  2. Thoát hiểm
  3. Li khai
  4. Thoát chiến tranh

Câu 8: Thoát li là gì?

  1. Rời xa gia đình, đi làm việc lớn.
  2. Rời xa gia đình để tham gia tổ chức cách mạng.
  3. Rời quê hương để đi chiến đấu.
  4. Rời bỏ người thân gia đình.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này?

  1. Hôm đầu tiên đi rải truyển đơn, chị run tới mức làm rơi cả rổ cá.
  2. Chị đi hỏi rất nhiều người từng được giao nhiệm vụ rải truyền đơn để lấy kinh nghiệm.
  3. Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
  4. Đêm không ngủ được, chị lật đạt dậy đi hỏi anh Ba một lần nữa về công việc.

Câu 2: Việc rải truyền đơn của chị Út có kết thúc thuận lợi không?

  1. Khi chị Út rải được nửa chừng thì bị một tên đội Tây phát hiện, chị phải bỏ hết truyền đơn chạy để bảo toàn tính mạng.
  2. Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Sáng ra dân chúng xì xào ầm lên về những tờ truyền đơn khiến bọn lính hớt hải xách súng chạy ầm ầm.
  3. Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Nhưng tiếc là sáng hôm ấy trời lại mưa rất lớn, chỗ truyền đơn đã rải không đến được tay người dân.
  4. Chị Út vừa rải hết thì bị một tên lính theo dõi chị từ đầu bắt lại. Dù bị bắt nhưng chị Út vẫn cảm thấy rất vui vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 3: Vì sao chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đó?

  1. Chị mừng vì chị đã có cơ hội được thăng tiến và lo vì mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  2. Chị mừng vì mình sắp sửa kiếm thêm tiền từ công việc đầu tiên được giao và lo vì sợ rằng mình không bán hết hàng được.
  3. Chị mừng vì mình sắp sửa kiếm thêm được rất nhiều tiền từ công việc đầu tiên và lo vì sợ rằng chị bị giặc phát hiện thì có thể sẽ bị chết.
  4. Chị mừng vì đã có thể góp công sức nhỏ bé của mình cống hiến cho nước nhà, lo vì sợ rằng mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 4: Nhiệm vụ thứ hai của Út là rải truyền đơn ở đâu?

  1. Chợ Mỹ Lồng
  2. Chợ Thanh Ba
  3. Chợ Bến Thành
  4. Chợ Đồng Xuân

Câu 5: Nhân vật chị Út được nhắc đến trong câu chuyện là ai?

  1. Lê Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
  2. Trần Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
  3. Phạm Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
  4. Nguyễn Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tác giả viết bài văn để làm gì?

  1. Để thấy được tinh thần dũng cảm của người phụ nữ.
  2. Để thấy được nguyện vọng của người phụ nữ muốn đóng góp công sức cho Cách mạng.
  3. Để thấy được sự bản lĩnh, không ngại gian nguy của người phụ nữ Việt.
  4. Tất cả các ý trên.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay