Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 31: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 31: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây dùng dấu phẩy trong câu?

  1. Phân cách các bộ phận đồng thức (cùng loại - cùng cấp) với nhau.
  2. Phân cách vế chính với vế phụ (vế phụ làm bổ nghĩa cho vế chính).
  3. Phân cách các vế của câu ghép (câu gồm nhiều vế).
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Tác dụng của dấu phẩy trong câu văn sau là gì?

“Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.”

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
  3. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
  4. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 3: Tác dụng của dấu phẩy trong câu văn sau là gì?

“Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.”

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
  3. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
  4. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 4: Trong một câu được dùng bao nhiêu dấu phẩy?

  1. Một dấu phẩy
  2. Hai dấu phẩy
  3. Một, hai hoặc nhiều dấu phẩy
  4. Nhiều dấu phẩy

Câu 5: Câu văn nào sau đây chứa dấu phẩy có tác dụng ngăn các vế câu trong câu ghép?

  1. Ngày mai, chúng tôi có lịch họp.
  2. Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.
  3. Cuối hè, những tiếng ve kêu dần biến mất.
  4. Trong vườn của ông có hoa dâm bụt, hoa hồng và hoa lan.

Câu 6: Câu văn nào sau đây sử dụng đúng vị trí của dấu phẩy?

  1. Có một thầy giáo cũng dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù.
  2. Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn, theo cậu bé mù.
  3. Có một, thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù.
  4. Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù.

Câu 7: Câu văn này sử dụng dấu câu gì?

“Mùa đông tới, mẹ tôi sẽ mua quần áo ấm mới cho tôi.”

  1. Dấu chấm phẩy
  2. Dấu phẩy
  3. Dấu chấm than
  4. Dấu chấm hỏi

Câu 8: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

“Bao giờ tôi tới Sài Gòn () tôi sẽ tới thăm nhà gì Lan.”

  1. Dấu chấm
  2. Dấu chấm hỏi
  3. Dấu phẩy
  4. Dấu hai chấm

II.THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu phẩy?

  1. Cô bé sung sướng hạnh phúc với chiếc váy mẹ tặng
  2. Trời hôm nay nắng quá
  3. Chú chó lao ra ngoài sân
  4. Con có muốn đi siêu thị không

Câu 2: Câu văn nào sau đây sử dụng đúng dấu phẩy?

  1. Thưa thầy em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
  2. Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà cũng chưa được thấy, cây đào ra hoa.
  3. Thưa thầy, em chưa được thấy, cánh hoa mào gà cũng chưa được thấy cây đào , ra hoa.
  4. Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

Câu 3: Một trong những lỗi thường gặp về dấu câu là gì?

  1. Không dùng dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  2. Dùng dấu hỏi ở cuối câu hỏi.
  3. Dùng dấu chấm khi câu kết thúc.
  4. Tất cả các ý trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dấu phẩy trong câu văn nào thực hiện nhiệm vụ ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu?

  1. Cô bé sung sướng, hạnh phúc với món quà ấy.
  2. Khi mặt trời vừa lên, con chim họa mi lại hót vang lừng.
  3. Môi cậu bé run run, đau đớn.
  4. Mẹ em là giáo viên, bố em là bác sĩ.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay