Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 32: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 32: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: =>

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Vị trí nào sau đây là vị trí của dấu phẩy?

  1. Giữa các vế của một câu ghép.
  2. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.
  3. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tác dụng của dấu phẩy trong câu văn sau là gì?

“Chúng em nhanh nhẹn xếp hàng theo đúng vị trí quen thuộc, mỗi người các nhau một sải tay.”

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
  3. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
  4. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 3: Tác dụng của dấu phẩy trong câu văn sau là gì?

“Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.”

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
  3. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
  4. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 4: Trong những câu văn sau câu nào đặt đúng dấu phẩy?

  1. Vì đi vội, anh ta quên mang ô, hộp đựng cơm trưa ở nhà.
  2. Vì đi vội anh ta quên mang ô, hộp đựng cơm trưa ở nhà.
  3. Vì đi vội, anh ta quên mang ô hộp đựng cơm trưa ở nhà.
  4. Vì đi vội anh ta quên mang ô, hộp đựng cơm trưa, ở nhà.

Câu 5: Điền dấu phẩy thích hợp vào câu văn sau?

“Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết.”

  1. Dấu phẩy đặt sau từ “ngài”.
  2. Dấu phẩy đặt sau từ “dấu chấm”.
  3. Dấu phẩy đặt sau từ “những”.
  4. Dấu phẩy đặt sau từ “tôi”.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây dùng dấu phẩy trong câu?

  1. Phân cách các bộ phận đồng thức (cùng loại - cùng cấp) với nhau.
  2. Phân cách vế chính với vế phụ (vế phụ làm bổ nghĩa cho vế chính).
  3. Phân cách các vế của câu ghép (câu gồm nhiều vế).
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Câu văn này sử dụng dấu câu gì?

“Này, hãy đi cùng tôi tới cửa hàng.”

  1. Dấu chấm phẩy
  2. Dấu phẩy
  3. Dấu chấm than
  4. Dấu chấm hỏi

Câu 8: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

“Một hồi chuông dài thôi thúc () báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu.”

  1. Dấu chấm
  2. Dấu chấm hỏi
  3. Dấu phẩy
  4. Dấu hai chấm

II.THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu phẩy?

  1. Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi
  2. Trời hôm nay nắng quá
  3. Chú chó lao ra ngoài sân
  4. Con có muốn đi siêu thị không

Câu 2: Câu văn "Ngày trước, khi còn học ở trường này. Ông ấy luôn luôn là người học giỏi toán nhất" mắc lỗi gì?

  1. Lẫn lộn công dụng các dấu câu.
  2. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu.
  4. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

Câu 3: Trong câu văn sau cần điền thêm mấy dấu phẩy?

“Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy.”

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dấu phẩy trong câu văn nào thực hiện nhiệm vụ ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu?

  1. Cô bé sung sướng, hạnh phúc với món quà ấy.
  2. Trời hửng nắng, chúng tôi nhanh chóng giặt quần áo để phơi.
  3. Môi cậu bé run run, đau đớn.
  4. Mẹ em là giáo viên, bố em là bác sĩ.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay