Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 33: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 33: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: =>

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ trẻ em?

  1. Người dưới 18 tuổi
  2. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi
  3. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi
  4. Người dưới 16 tuổi

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“........ dễ uốn.”

  1. Tre non
  2. Tre già
  3. Trẻ con
  4. Thiếu niên

Câu 3: Đâu là định nghĩa của từ đồng nghĩa với từ “trẻ em”?

  1. Trẻ thơ
  2. Người lớn
  3. Trưởng thành
  4. Thanh thiếu niên

Câu 4: So sánh nào sau đây làm nổi bật sự tươi đẹp của trẻ em?

  1. Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
  2. Trẻ em như mầm non của đất nước.
  3. Em bé có tính tình như bà cụ non.
  4. Trẻ em như nụ hoa mới nở.

Câu 5: Tìm từ khác loại với các từ còn lại?

  1. Ranh con
  2. Nhi đồng
  3. Thiếu nhi
  4. Trẻ thơ

Câu 6: Điền từ con thiếu vào câu:

“Trẻ người ...............................”

  1. Non dạ
  2. Dễ uốn
  3. Khờ dại
  4. Ngơ ngẩn

II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: So sánh nào sau đây làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội, tương lai?

  1. Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
  2. Trẻ em là tương lai của đất nước.
  3. Cô bé giống hết bà cụ non.
  4. Cậu bé trông thật là khôi ngô, tuấn tú.

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

“Mẹ đưa em trai đi .............................. chắc phải một lát nữa mới về.”

  1. Trẻ thơ
  2. Trẻ em
  3. Nhà trẻ
  4. Con trẻ

Câu 3: Câu thành ngữ “Tre già, măng mọc” có ý nghĩa gì?

  1. Trẻ lên ba đang học nói, kiến cả nhà vui vẻ nói theo.
  2. Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
  3. Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
  4. Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về câu “Trẻ người non dạ”?

  1. Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
  2. Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
  3. Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
  4. Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay