Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 33: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 33: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

“........................... là loại dấu đặt ở đầu và cuối câu để người đọc hình dung được câu trích dẫn được nói đến trong văn bản.”

  1. Dấu chấm
  2. Dấu ngoặc kép
  3. Dấu hai chấm
  4. Dấu gạch ngang

Câu 2: Dấu ngoặc kép được tạo thành bởi?

  1. Hai dấu nháy đơn
  2. Hai dấu chấm hỏi
  3. Hai dấu gạch ngang
  4. Hai dấu hai chấm

Câu 3: Dấu ngoặc kép được ký hiệu như thế nào?

  1. (;)
  2. (.)
  3. (!)
  4. (“”)

Câu 4: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 5: Trước dấu ngoặc kép thường xuất hiện dấu nào?

  1. Dấu chấm
  2. Dấu hai chấm
  3. Dấu gạch ngang
  4. Dấu phẩy

Câu 6: Trường hợp nào sau đây dùng dấu ngoặc kép trong câu?

  1. Trích lời nói nhân vật.
  2. Đánh dấu một từ đặc biệt cần chú ý.
  3. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Câu văn này sử dụng dấu câu gì?

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”.

  1. Dấu chấm phẩy
  2. Dấu ngoặc kép
  3. Dấu chấm than
  4. Dấu chấm hỏi

Câu 8: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

  1. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
  2. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  3. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
  4. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.

II.THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?

  1. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
  2. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"
  3. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
  4. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Câu 2: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

  1. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
  2. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.
  3. "Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
  4. Giờ ông lão trắng tay, "mất" tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  3. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  4. Đánh dấu một sự kiện quan trọng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:

  1. Cả bầy ong "cùng nhau" xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
  2. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa".
  3. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức "tiết kiệm" vôi vữa.
  4. Cả bầy ong cùng nhau "xây tổ". Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay