Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Hành trình của bầy ong

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Hành trình của bầy ong. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A.TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bai thơ được sáng tác bởi nhà thơ nào sau đây?

  1. Nguyễn Đức Mậu
  2. Nguyễn Quang Thiều
  3. Phạm Tiến Duật
  4. Xuân Diệu

Câu 2: Bài thơ được chia làm mấy đoạn?

  1. 3 đoạn
  2. 4 đoạn
  3. 5 đoạn
  4. 2 đoạn

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. 5 chữ
  2. Thất ngôn
  3. Tự do
  4. Lục bát

Câu 4: Trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã không nhắc đến loài hoa nào?

  1. Hoa chuối
  2. Hoa hoàng yến
  3. Hoa ban
  4. Hoa của hàng cây chắn bão

Câu 5: Tính từ nào được dùng để miêu tả rừng sâu?

  1. Hun hút
  2. Thăm thẳm
  3. Âm u
  4. Hiu hắt

Câu 6: Hoa ban trong bài thơ hiện lên với màu gì?

  1. Xanh
  2. Cam
  3. Hồng
  4. Trắng

Câu 7: Em hiểu từ “đẫm” trong câu thơ “Với đôi cánh đẫm nắng trời” như thế nào?

  1. Ướt sũng vì nắng
  2. Thấm đẫm nắng trời
  3. Bị cháy do nắng gắt
  4. Mệt mỏi do nắng to

Câu 8: Đàn ong đã “nối” những điều gì sau đây?

  1. Mùa hoa, nối rừng với biển
  2. Mùa hoa, mùa quả
  3. Nối rừng với biển
  4. Nối những mùa hoa

Câu 9: Em hiểu “Có loài hoa nở như là không tên” như thế nào?

  1. Loài hoa có tên gọi là không tên
  2. Loài hoa ít được biết đến
  3. Loài hoa ít mật
  4. Loài hoa không mấy ai biết

Câu 10: Dấu ba chấm được dùng trong câu “Có loài hoa nở như là không tên...” có tác dụng gì?

  1. Không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng
  2. Biểu thị lời nói đứt quãng
  3. Không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra
  4. Biểu thị sự kéo dài âm thanh

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Ý nào không thể hiện hành trình vô tận của bày ong?

  1. Đôi cánh đẫm nắng trời
  2. Tìm nơi quần đảo khơi xa
  3. Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
  4. Thời gian vô tận

Câu 2: Công việc của những con ong trong bài là gì?

  1. Tìm hoa để chăm sóc cho hoa
  2. Tìm hoa để ngắm vẻ đẹp của nó
  3. Tìm hoa để lấy mật
  4. Tìm hoa để lấy hạt về gieo trồng

Câu 3: Cặp quan hệ từ trong câu thơ sau biểu thị quan hệ gì?

Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm

  1. Quan hệ tương phản
  2. Quan hệ nguyên nhân - kết quả
  3. Quan hệ điều kiện - kết quả
  4. Quan hệ tăng tiến

Câu 4: Đoạn thơ sau có bao nhiêu từ láy?

Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

  1. 3 từ
  2. 2 từ
  3. 5 từ
  4. 7 từ

Câu 5: Tại sao tác giả lại sử dụng từ” bập bùng” khi nhắc đến hoa chuối?

  1. Tạo nên nhịp điệu phù hợp cho bài thơ
  2. Hoa chuối có màu đỏ như màu ngọn lửa
  3. Hoa chuối chuyển động trong gió
  4. Tạo nên đặc điểm riêng biệt cho hoa chuối

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua hai dòng thơ sau, đâu không phải là điều tác giả muốn nói về công việc của loài ong?

Bầy ong giữ hộ cho đời

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày...

  1. Công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp và lớn lao
  2. Bầy ong giúp cho hoa tươi lâu hơn, hoa tàn phai cũng có thể tươi tốt lại nhờ có ong.
  3. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy.
  4. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn.

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay