Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đại từ xưng hô là gì?
- Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp
- Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình khi giao tiếp
- Là từ được người nói dùng để chỉ người khác khi giao tiếp
- Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp
Câu 2: Đâu không phải nhận xét đúng?
- Đại từ xưng hô thể hiện thứ bậc
- Đại từ xưng hô không thể hiện rõ điều gì
- Đại từ xưng hô thể hiện rõ tuổi tác
- Đại từ xưng hô thể hiện rõ giới tính
Câu 3: Khi sử dụng đại từ xưng hô cần lưu ý gì?
- Có thể thay thế trong mọi trường hợp không cần xét đến ngữ cảnh
- Phải thể hiện sự tế nhị đối với người đọc trong mọi trường hợp
- Không cần chọn từ cho lích sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nghe và người đọc
- Chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nghe và người đọc
Câu 4: Đâu là đại từ xưng hô ?
- Không
- Nó
- Có
- À
Câu 5: Đâu là cặp đại từ xưng hô thể hiện mối quan hệ gia đình?
- Cô - trò
- Bố - con
- Thầy - trò
- Sếp – nhân viên
Câu 6: Đâu là cặp đại từ xưng hô thể hiện giới tính?
- Ông – cháu
- Chị – em
- Anh – em
- Anh – chị
Câu 7: Các từ họ, bọn họ, nó, bọn nó, cô ấy, anh ấy,… dùng để chỉ đối tượng nào?
- Người nói
- Người được nhắc đến
- Người nghe
- Người chứng kiến
Câu 8: Các từ tôi, tớ, mình, tao,…. Dùng để chỉ đối tượng nào?
- Người nói
- Người nghe
- Người được nhắc đến
- Người chứng kiến
Câu 9: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là đại từ xưng hô?
- Tớ
- Cậu ta
- Thế
- Các chú
Câu 10: Đại từ xưng hô tôi, ta, tớ, chúng tôi,...thuộc ngôi thứ mấy?
- Ba
- hai
- Nhất
- Không thể xác định
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm các đại từ trong đoạn hội thoại sau
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh.
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói
- Tớ cũng thế.
- Bắc, tớ, cậu, bạn, Nam
- Bạn, tớ, cậu, thế
- Tớ, cậu, bạn
- Tớ, cậu
Câu 2: Trong đoạn hội thoại câu 1, thay thế cho Bắc là những đại từ nào?
- Không có từ nào
- Tớ, thế
- Bạn, tớ
- Bạn
Câu 3: Trong đoạn hội thoại câu 1, thay thế cho Nam là những đại từ nào?
- Không có từ nào
- Bạn, thế
- Tớ, bạn
- Tớ
Câu 4: Từ “thế” trong đoạn hội thoại câu 1, thay thế cho yếu tố nào?
- Cụm động từ
- Động từ
- Danh từ
- Cụm danh từ
Câu 5: Từ “cô” trong câu nào là đại từ xưng hô?
- Cô của em dạy Tiếng Anh
- Cháu chào cô ạ !
- Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người
- Lọ keo của tôi đã cô lại rồi
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đọc câu chuyện sau và xét xem trong các nhận định sau nhận định nào không đúng?
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
Thỏ ngạc nhiên:
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
- Cách xưng hô của rùa cho thấy rùa rất tự trọng và giữ thái độ lịch sự với thỏ.
- Thỏ xưng là ta, gọi rùa là cậu
- Cách xưng hô của thỏ cho thấy thỏ rất kiêu căng và coi thường rùa.
- Rùa xưng là tôi, gọi thỏ bằng anh.
-----------Còn tiếp --------