Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Theo em, thành phần môi trường là gì?
- Là các yếu tố tạo thành môi trường
- Là các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường
- Là các tác nhân tạo nên sự biến đổi môi trường
- Là các thành tố bảo vệ môi trường
Câu 2: Theo em, môi trường có mối quan hệ như thế nào với con người?
- Tác động xấu
- Bao quanh
- Bên trong
- Tác động tốt
Câu 3: Các yếu tố tạo thành môi trường có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- Tách rời
- Song song
- Đối lập
- Mật thiết
Câu 4: Theo em, “khu bảo tồn” có nghĩa là gì?
- Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt
- Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
- Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu vực tồn tại những di tích lịch sử lâu đời cần được bảo vệ và gì giữ lâu dài
Câu 5: Đâu là tư đồng nghĩa với từ “khu bảo tồn”?
- Khu sinh thái
- Khu dự trữ tự nhiên
- Khu rừng
- Khu dân cư
Câu 6: Em định nghĩa “sinh vật” như thế nào?
- Quan hệ giữa sinh vật (kể cả con người) với môi trường xung quanh.
- Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
- Những động vật mà ta thường xuyên nhìn thấy hay tiếp xúc
- Tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.
Câu 7: Đâu không được coi là sinh vật?
- Con hổ
- Tủ đồ
- Trùng roi
- Nấm
Câu 8: Em hiểu như thế nào là “bảo vệ”?
- Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn
- Đỡ đầu và giúp đỡ
- Làm cho chắc chắn thực hiện được
- Làm cho đứng im, không di chuyển
Câu 9: Đâu là từ đồng nghĩa với “bảo vệ”?
- Bảo hiểm
- Bảo ban
- Bảo bối
- Bảo toàn
Câu 10: Đâu là khu bảo tồn biển tại Việt Nam?
- Hải Nam
- Hải Lý
- Phú Quốc
- Cồn Mờ
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Từ nào sau đây có tiếng “bảo” mang nghĩa khác với các từ còn lại?
- Bảo quản
- Bảo trợ
- Bảo vệ
- Bảo tồn
Câu 2: Từ in đậm trong ví dụ sau có thể được thay thế bằng từ nào?
Chúng ta nên bảo vệ môi trường sạch đẹp.
- Giữ giá
- Bảo an
- Giữ gìn
- Bảo đảm
Câu 3: Đâu là hành động bảo vệ môi trường?
- Phá rừng
- Xả rác bừa bãi
- Trồng cây
- Săn bắt thsu rừng
Câu 4: Đâu là hành vi phá hoại mô trường?
- Đánh cá bằng điện
- Phủ xanh đồi trọc
- Trồng rừng
- Không dùng túi ni-lông
Câu 5: Đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường?
- Xả rác bừa bãi đang trở thành vấn nạn đáng báo động ở bất kì địa phương nào trên đất nước ta.
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Ở một số vùng cao, người dân tộc vẫn còn giữ thói quen đốt rừng làm nương rẫy
- Đánh bắt, tận diệt những loài thủy, hải sản bằng điện, mìn để thu được sản lượng lớn
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Để nhìn thấy được vi sinh vật em phải làm gì?
- Dùng kính cận
- Dùng kính hiển vi
- Dùng kính lão
- Dùng kính lúp
-----------Còn tiếp --------