Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Tiếng vọng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 4: Tiếng vọng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: =>
A.TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ được sáng tác bởi nhà thơ nào?
- Nguyễn Quang Thiều
- Thanh Hải
- Lưu Trọng Lư
- Kim Lân
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- 5 chữ
- Tự do
- Lục bát
- 7 chữ
Câu 3: Bài thơ được chia làm mấy đoạn?
- 3 đoạn
- 4 đoạn
- 5 đoạn
- 2 đoạn
Câu 4: Bài thơ được đọc bằng giọng đọc nào?
- Vui tươi
- Đau buồn
- Xúc động
- Hạnh phúc
Câu 5: Chim sẻ nhỏ mất đi trong thời điểm nào?
- Ngày nắng nóng
- Đên bào về gần sáng
- Chiều khắc khoải
- Đêm bão tố bập bùng
Câu 6: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó bị trôi đi trong dòng nước xoáy. Những đứa con của chim sẻ cũng chết lạnh ngắt trong tổ
- Chim sẻ chết khi đang cố cứu các con bị mưa cuốn trôi trong cơn nước xoáy.
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Tổ của nó bị bão cuốn trôi mất, cả mẹ và con đều chết trôi trong dòng nước lũ.
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt, lại bị mèo tha đi.Sẻ chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 7: Tính từ nào được dùng để miêu tả tiếng hót của chú chim nhỏ khi còn sống?
- Trong trẻo
- Trong vắt
- Líu lo
- Ríu rít
Câu 8: Những gì chim nhỏ để lại sau khi mất là gì?
- Những quả trứng ấp dở
- Chiếc tổ đang xây dở
- Tiếng đập cửa
- Tiếng hót mỗi sớm mai
Câu 9: Trong đêm bão ấy, nhân vật “tôi” đã nghe thấy tiếng gì ngoài cửa?
- Tiếng chuông
- Tiếng gõ cửa
- Tiếng chim hót
- Tiếng đập cửa
Câu 10: Điều gì đã đi vào trong giấc ngủ của nhân vật “tôi”?
- Tiếng chim hót
- Tiếng gió rít
- Tiếng đập cửa
- Tiếng gió hú
II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
- Vì trong đêm mưa bão hôm ấy, tác giả đi công tác nên không thể trở về nhà cứu chim sẻ và những đứa con của chúng.
- Vì trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng
- Vì trong đêm mưa bão, cánh cửa nhà bị hỏng, tác giả không thể mở cửa cho chim sẻ tránh bão được. Tác giả ân hận vì đã không sửa cửa từ trước
- Vì trong đêm mưa bão, nằm trong chăn ấm, tác giả ngủ say quá, không biết có bão nên không dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ngủ say tới như thế.
Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
- Tự sự, thuyết minh
- Miêu tả, lập luận
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Tự sự, nghị luận
Câu 3: Theo em, câu chuyện này được nhân vật tôi nhớ lại trong hoàn cảnh nào?
- Khi phát hiện chú chim đã chết trong đêm bão
- Khi nghe thấy tiếng đập của kính của chú chim đêm bão
- Sáng hôm sau, khi cơn bão đá tan và nhân vật tôi phát hiện chú chim nhỏ đã chết
- Trong giấc mơ của nhân vật tôi, sau khi phát hiện chú chim nhỏ đã chết
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ “Sự ấm áp gooid chăn đã giữ chặt tôi”?
- Nhân hóa
- Liên tưởng
- So sánh
- Ẩn dụ
Câu 5: Điều gì được nhân vật tôi liên tưởng giống “như đá lở trên ngàn”?
- Tiếng lăn trong giấc ngủ
- Tiếng lăn của những quả trứng trong giấc ngủ
- Tiếng những quả trứng lăn
- Tiếng đập cửa của chú chim hiện về trong giấc ngủ
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Những hình ảnh và âm thanh hiện về trong giấc ngủ của nhân vật tôi đã thể hiện điều gì?
- Sự thờ ơ, bàng quang trước cái chết của chim hỏ và những quả trứng không thể nở
- Sự ám ảnh, ân hận muộn màng của nhân vật tôi trước hành động thờ ơ không cứu giúp chim non trong đêm bão về
- Sự đau khổ của nhân vật tôi khi không thể giúp chim non chống trọi qua đêm bão về
- Sự buồn bã của nhân vật tôi khi đã không thể giúp chim non ấp số trứng trước khi nó chết
-----------Còn tiếp --------