Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 5: Luyện từ và câu: Ôn tập về câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 5: Luyện từ và câu: Ôn tập về câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Định nghĩa câu hỏi là gì?

  1. Là câu nghi vấn dùng để hỏi một vấn đề
  2. Là câu phủ định một vấn đề
  3. Là câu khẳng định một vấn đề
  4. Là câu nhấn mạnh một vấn đề

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết câu hỏi là gì?

  1. Kết thúc bằng dấu chấm than
  2. Kết thúc bằng dấu hỏi chấm và từ nghi vấn
  3. Kết thúc bằng 1 từ để hỏi
  4. Kết thúc bằng một dấu chấm

Câu 3: Như thế nào được xem là một câu kể?

  1. Là câu cảm thán
  2. Là câu phủ định
  3. Là câu khẳng định
  4. Là câu trần thuật

Câu 4: Tác dụng của câu trần thuật là gì?

  1. Diễn giải chi tiết về hình dáng một sự vật
  2. Kể, tả, nói về một sự việc, sự vật, hiện tượng hoặc con người
  3. Kể lại diễn biến của một quá trình nào đó
  4. Phân tích về đặc tính của một sự vật, hiện tượng nào đó

Câu 5: Câu kể có tất cả bao nhiêu cấu trúc?

  1. 2 cấu trúc
  2. 3 cấu trúc
  3. 1 cấu trúc
  4. 4 cấu trúc

Câu 6: Ý nào nói đúng về cấu trúc của câu kể?

  1. Ai thế nào? và Ai làm sao?
  2. Ai làm gì? và Ai là gì?
  3. Ai làm gì?, Ai là gì? và Ai làm sao?
  4. Ai làm gì?, Ai thế nào? và Ai là gì?

Câu 7: Câu cảm thán là gì?

  1. Là câu dùng để bộc lộ góc nhìn của người nói
  2. Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói
  3. Là câu dùng để bộc lộ quan điểm của người nói
  4. Là câu dùng để bộc lộ tính cách của người nói

Câu 8: Đâu không phải dấu hiệu nhận biết câu cảm thán?

  1. Thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng
  2. Kết thúc câu bằng dấu chấm than
  3. Thường đi kèm các từ ôi, a
  4. Thường đi kèm các từ ôi chao, trời, trời ơi

Câu 9: Câu cầu khiến là gì?

  1. Câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị
  2. Câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo
  3. dùng để yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
  4. Câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

Câu 10: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến là gì?

  1. Thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao,...
  2. Kết thúc bằng dấu ba chấm
  3. Kết thúc bằng dấu chấm than
  4. Kết thúc bằng dấu chấm hỏi

II.THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu cảm thán có thể kết thúc bằng dấu câu nào?

  1. Ba chấm
  2. Chấm
  3. Hai chấm
  4. Gạch ngang

Câu 2: Phần in đậm trong câu sau là thành phần nào trong câu?

Trên cành cây, lũ chim đang hót líu lo

  1. Bổ ngữ
  2. Tân ngữ
  3. Trạng ngữ
  4. Vị ngữ

Câu 3: Phần in đậm trong câu sau tương ứng với cấu trúc nào?

Các bạn nhỏ đang nghiêm túc làm bài kiểm tra

  1. Ai là gì?
  2. Ai làm gì?
  3. Ai thế nào?
  4. Không có cấu trúc câu

Câu 4: Câu nào phù hợp với cấu trúc “Ai làm gì”?

  1. Chú chim non đang mải mê bay lượn
  2. Đây là chiếc ti vi màu mới nhất
  3. Cái xe đạp của tôi bị hỏng từ hôm qua
  4. Kia chẳng phải cái váy tôi thích

Câu 5: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

  1. Chắc mẹ tôi vừa đi chợ về.
  2. Cho em hai cân táo ạ.
  3. Cậu vừa làm xong bài tập à?
  4. Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong các ý sau ý nào không đúng?

  1. Câu cầu khiến: Kết thúc câu bằng dấu chấm than, dấu chấm; thường đi kèm các từ hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu,...
  2. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ hãy, đừng, chớ,…..
  3. Câu cảm thán: Kết thúc câu bằng dấu chấm than; thường đi kèm các từ ôi, a, ôi chao, trời, trời ơi,….
  4. Câu hỏi: Kết thúc câu bằng dấu hỏi; thường đi kèm các từ ai, gì, nào, sao,...

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay