Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 11 Hoạt động sản xuất ở địa phương em

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

 

BÀI 11: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG EM

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hoạt động sản xuất nông nghiệp không gồm

A. Trồng rừng.

B. Khai thác thủy hải sản.

C. Du lịch.

D. Chăn nuôi.

Câu 2: Đâu không phải hoạt động sản xuất thủ công

A. Đan lát.

B. Làm gốm.

C. Chế biến cá hộp.

D. Điêu khắc.

Câu 3: Hoạt động sản xuất công nghiệp gồm

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 4: Đâu không phải vai trò của hoạt động sản xuất nông nghiệp

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Quảng bá văn hóa dân tộc.

C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

D. Xuất khẩu.

Câu 5: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ mấy trên thế giới

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 6: Hạt gạo được thu hoạch từ loại cây

A. Cây khoai mì.

B. Cây lúa.

C. Cây ngô.

D. Cây dâu.

Câu 7: Đâu không phải là cây lương thực

A. Sắn dây.

B. Bắp.

C. Khoai lang.

D. Hoa hồng.

Câu 8: Đâu không phải là mặt hàng thủ công

A. Vải thổ cẩm.

B. Nón.

C. Ống thép.

D. Rổ tre.

Câu 9: Đâu không phải là sản phẩm của sản xuất công nghiệp

A. Thủy/ hải sản tươi sống.

B. Thiết bị.

C. Máy móc.

D. Nguyên, vật liệu.

Câu 10: Đâu không phải là nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm

A. Thủy tinh.

B. Thịt bò.

C. Trứng.

D. Cá.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Hoạt động sản xuất thủ công thuộc lĩnh vực nào trong đời sống

A. Giáo dục.

B. Kinh tế.

C. Du lịch.

D. Y tế.

Câu 2: Khai thác dầu mỏ là thuộc ngành

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công.

C. Dịch vụ.

D. Công nghiệp.

Câu 3: Khoáng sản nào được coi là vàng đen của tự nhiên

A. Sắt.

B. Nhôm.

C. Than.

D. Thép.

Câu 4: Đâu là hoạt động sản xuất công nghiệp trên biển

A. Nuôi cá.

B. Khai thác dầu.

C. Trồng cây san hô.

D. Trồng cây lúa nước.

Câu 5: Sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may là

A. Vải, quần áo.

B. Bình, lọ hoa.

C. Tranh vẽ.

D. Thực phẩm.

Câu 6: Đâu không phải là lợi ích của việc trồng cây ăn quả

A. Làm thức ăn, đồ uống.

B. Làm phân bón hóa học.

C. Làm hàng hóa để bán.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Con vật nào được nuôi với mục đích sản xuất nông nghiệp

A. Con cá heo.

B. Con rồng.

C. Con tê giác.

D. Con lợn.

Câu 8: Đâu là những con vật thuộc nhóm gia súc

A. Bò, lợn, vịt, ngỗng...

B. Bò, lợn, gà, ngan...

C. Bò, lợn, dê, trâu...

D. Bò, lợn, chim, cá...

Câu 9: Đâu là những con vật thuộc nhóm gia cầm

A. Ngan, gà, vịt, ngỗng...

B. Ngan, chim, cá, tôm...

C. Ngan, bò, dê, chim...

D. Ngan, gà, chim, bò...

Câu 10: Hình thức giăng lưới được dùng để đánh bắt

A. Cá.

B. Vịt.

C. Chim.

D. Hải cẩu.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Nối mỗi hoạt động sản xuất ở cột A và sản phẩm ở cột B

A. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a.

B. 1-b; 2-d; 3-c; 4-a.

C. 1-a; 2-d; 3-c; 4-b.

D. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a.

Câu 2: Nối mỗi hoạt động sản xuất ở cột A và phân loại ở cột B

 

A. 1,3-b; 2-a; 4-c.

B. 1,3-c; 2-b; 4-a.

C. 1,4-c; 2-a; 3-b.

D. 1,4-c; 2-b; 3-a.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1:Quan sát hình ảnh. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Đây là nghề truyền thống đan lát.

B. Đây là một nghề thủ công.

C. Sản phẩm của đan lát là giỏ, rổ, thúng, nia, túi xách,...

D. Nguyên liệu của đan lát thường là tre, nứa.

Câu 2:Quan sát hình ảnh. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Đây là công nghiệp chế biến thực phẩm.

B. Nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. Khi chế biến thực phẩm, để đảm bảo vệ sinh, các công nhân phải khử trùng, đeo bao tay, mũ và khẩu trang.

D. Các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thịt hộp, xúc xích, cá hộp,…) thường mất vệ sinh, nên hạn chế ăn.

 

Câu 3: Quan sát hình ảnh. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Đây là hoạt động sản xuất nông nghiệp – trồng lúa nước.

B. Cốm là một sản phẩm làm từ lúa.

C. Có nhiều loại gạo ngon khác nhau: gạo thơm hương Lài, gạo Tám xoan Hải Hậu, gạo thơm Thái, gạo Bắc hương, gạo Tài Nguyên thơm.

D. Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 7 thế giới.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay