Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 12 Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12_Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 12 Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường
Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 12 Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

 

BÀI 12: TIÊU DÙNG TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Đâu là hành động gây lãng phí

A. Vất đồ ăn đã hết hạn sử dụng vào thùng rác.

B. Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện.

C. Sử dụng nước lọc để rửa tay.

D. Tận dụng túi bóng khi mua hàng làm túi rác.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường

A. Quên tắt điện khi ra khỏi phòng.

B. Mỗi tờ giấy chỉ viết một mặt.

C. Quyên góp quần áo và sách báo cũ.

D. Xả nước máy ra để chơi lội nước.

Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện tiêu dùng bảo vệ môi trường

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Sử dụng các sản phẩm làm từ giấy như túi giấy, cốc giấy, ống hút giấy,...

C. Hạn chế sử dụng chai nhựa và túi nilon.

D. Sử dụng túi vải thay vì túi nilon.

Câu 4: Hành động nào sau đây không thể hiện tiêu dung tiết kiệm và bảo vệ môi trường

A. Tận dụng vỏ chai nhựa để làm lọ hoa hoặc trồng cây.

B. Gắp nhiều thức ăn vào bát nhưng không ăn. 

C. Tận dụng quần áo cũ làm giẻ lau hoặc quần áo cho động vật.

D. Sử dụng túi nilon tự phân hủy.

Câu 5: Đâu là hành động gây lãng phí

A. Quần áo mới chỉ mặc một lần rồi không mặc nữa.

B. Tận dụng quần áo cũ làm thành những món đồ thủ công trang trí.

C. Sử dụng chai thủy tinh để đựng nước thay vì chai nhựa.

D. Mua hoa tặng mẹ nhân ngày 20/10.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Tại sao dụng nước uống để rửa tay là hành động gây lãng phí

A. Vì bố mẹ không cho em làm như vậy.

B. Vì để có nước sạch để uống phải qua nhiều công đoạn lọc, có rất nhiều nơi đang bị thiếu nguồn nước sạch.

C. Vì như vậy sẽ hết nước, các bạn đến sau không có nước uống.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 2: Thông điệp về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường là

A. Không vứt bỏ những thứ còn sử dụng được.

B. Hạn chế dùng túi ni-lông để bảo vệ môi trường.

C. Chung tay tiết kiệm giấy và nước.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây em nên cất đồ ăn vào tủ lạnh mai hâm nóng lại ăn tiếp

A. Thực phẩm đóng hộp đã hết hạn.

B. Xương cá thừa.

C. Đồ ăn thừa trong bữa cơm.

D. Rau sâu héo.

Câu 4: Trong bữa cơm gia đình, nếu không sử dụng hết thức ăn, em sẽ

A. Đổ vào thùng rác.

B. Cất vào tủ lạnh.

C. Vứt ra ngoài đường.

D. Đổ xuống cống thoát nước.

Câu 5: Khi đi ăn buffet, chúng ta lấy đồ ăn như thế nào

A. Lấy vừa đủ với khẩu phần ăn.

B. Lấy ít hơn khẩu phần ăn.

C. Lấy nhiều hơn khẩu phần ăn.

D. Lấy như thế nào cũng được.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong bữa cơm gia đình, nếu không sử dụng hết thức ăn, có thể cất vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại ăn. Theo em, món ăn nào có thể để lại qua đêm

A. Thịt luộc.

B. Trứng gà luộc.

C. Canh cua mùng tơi.

D. Tôm rang.

Câu 2: Trong lúc nhặt rau, những lớp rau già sẽ được loại bỏ. Có thể sử dụng chúng cho những mục đích

A. Làm thức ăn cho động vật.

B. Dùng để ủ phân, giảm bớt rác thải ra môi trường.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Dùng để quyên góp cho người nghèo.

Câu 3: Không nên tái sử dụng chai nhựa bằng cách

A. Dùng để trồng cây.

B. Dùng để làm đồ trang trí.

C. Dùng để đựng nước lọc.

D. Dùng để làm ống đựng bút.

Câu 4: Quan sát hình ảnh. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Giấy được sản xuất từ gỗ. Người ta lấy gỗ từ than cây để sản xuất giấy.

B. Giấy đã qua sử dụng có thể tái chế thành các túi, hộp giấy, phong bì thư.

C. Tiết kiệm giấy cũng góp phần bảo vệ môi trường.

D. Có thể tiết kiệm giấy bằng cách dung giấy báo để bọc đồ ăn nóng.

Câu 5: Không nên tái sử dụng giấy báo bằng cách

A. Dùng để học quà.

B. Dùng để bọc thức ăn nóng.

C. Dùng để trang trí vở.

D. Dùng để bọc trứng khi di chuyển.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Tại sao không nên tái sử dụng chai nhựa bằng cách đùng để đựng nước nhiều lần? Chọn đáp án sai

A. Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng.

B. Chai nhựa sử dụng nhiều lần là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

C. Uống nước đựng trong chai nhựa gây biếng ăn.

D. Nguy cơ từ hạt vi nhựa.

Câu 2:Tại sao không nên tái sử dụng giấy báo, giấy viết,… bằng cách dùng để bọc đồ ăn nóng?

A. Nguy cơ nhiễm chì.

B. Nguy cơ độc hại từ chất tẩy rửa.

C. Không đảm bảo vệ sinh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 3: Tại sao không nên ăn trứng rán để qua đêm. Chọn đáp án đúng nhất

A. Trứng đã nấu chín để qua đêm hương vị không còn ngon như hôm trước.

B. Trứng đã nấu chín để qua đêm để qua đêm sản sinh độc tố, gây bệnh cho cơ thể.

C. Trứng đã nấu chín để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ngộ độc.

D. Theo quan niệm dân gian, ăn trứng để qua đêm dẫn đến xui xẻo.

Câu 4: Tại sao không nên ăn hải sản đã nấu chín để qua đêm. Chọn đáp án đúng nhất

A. Hải sản đã nấu chín để qua đêm hương vị không còn ngon như hôm trước.

B. Vì để qua đêm, những thực phẩm này sẽ bị ôi thiu.

C. Hải sản đã nấu chín để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ngộ độc.

D. Vì hàm lượng protein trong những thực phẩm này đã bị biến chất, nếu sử dụng sẽ gây tổn thương cho gan và thận.

Câu 5: Bức tranh nào dưới đây truyền tải thông điệp tiêu dung tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay