Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 14: ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 14: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Trồng ngô cung cấp lợi ích gì cho con người
A. Cung cấp lương thực cho con người.
B. Làm thức ăn chăn nuôi.
C. Cả A và B.
D. Chăn nuôi.
Câu 2: Con vật nào không phải nuôi với mục đích sản xuất nông nghiệp
A. Con lợn.
B. Con vịt.
C. Con cá heo.
D. Con gà.
Câu 3: Đâu là nguyên liệu chính để sản xuất các mặt hàng thủ công
A. Tre.
B. Nhôm.
C. Sắt.
D. Thép.
Câu 4: Đâu không phải sản phẩm của hoạt động sản xuất thủ công
A. Nón lá.
B. Coca Cola.
C. Cây thanh long.
D. Quạt điện.
Câu 5: Đất sét được sử dụng để sản xuất mặt hàng thủ công
A. Gốm.
B. Rổ.
C. Vải.
D. Bình thủy tinh.
Câu 6: Đâu không phải là lĩnh vực của sản xuất công nghiệp
A. Chế biến thực phẩm.
B. Trồng cây ăn quả.
C. Chế tạo máy móc.
D. Khai thác dầu mỏ.
Câu 7: Đâu là di sản văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội
A. Cố đô Huế.
B. Cố đô Hoa Lư.
C. Thành nhà Hồ.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 8: Ninh Bình nổi tiếng với quần thể danh thắng
A. Long An.
B. Hội An.
C. Tràng An.
D. Tây An.
Câu 9: Hành động nào sau đây không thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường
A. Ăn thực phẩm đóng hộp đã hết hạn.
B. Tận dụng vỏ chai nhựa để trồng cây.
C. Quyên góp quần áo, sách vở cũ còn sử dụng được.
D. Trồng hoa, cây cảnh.
Câu 10: Hành động nào sau đây thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường
A. Tận dụng giấy báo để bọc quà, bọc bìa sách.
B. Dùng nước lọc để chơi ném bóng nước.
C. Tưới cây bằng nước lọc.
D. Vất đồ ăn mình không thích ăn đi.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Cốm được sản xuất từ
A. Cây bưởi.
B. Cây lúa.
C. Cây cốm.
D. Cây hoa thiên lí.
Câu 2: Đâu là hoạt động truyền bá lịch sử, văn hóa, nét đẹp thiên nhiên của Việt Nam với bạn bè quốc tế
A. Làm video quảng bá.
B. Chụp hình quảng bá.
C. Làm poster quảng bá.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 3: Khai thác rừng phải đi đôi với
A. Săn bắn thú quý.
B. Bảo vệ vật nuôi.
C. Bảo vệ và trồng rừng.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Thành Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất còn sót lại ở Hà Nội.
B. Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Thanh Hóa.
C. Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long gắn liền với nhiều triều đại của Việt Nam như Lý, Trần, Lê,..
D. Hang múa thuộc tỉnh Ninh Bình.
Câu 5: Đâu là cách để giới thiệu cách di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đẹp
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Sáng tác bài hát.
C. Vẽ tranh.
D. Làm video.
Câu 6: Đâu là việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường
A. Sử dụng phân hóa học để cây trồng mau phát triển.
B. Tránh lãng phí thức ăn thừa.
C. Đổ rác thải xuống ao, hồ.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Hoạt động sản xuất ... tạo ra ..., thực phẩm phục vụ cho ..., cung cấp ... cho các ngành sản xuất và mang lại lợi ích kinh tế.
A. lương thực,lương thực, nông nghiệp, cuộc sống.
B. nguyên liệu, lương thực, cuộc sống, nông nghiệp.
C. lương thực, nguyên liệu, cuộc sống, nông nghiệp.
D. nông nghiệp, lương thực, cuộc sống, nguyên liệu.
Câu 8: Sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu nào của con người
A. Giải trí, học tập.
B. May mặc, xuất khẩu.
C. Lương thực, thực phẩm.
D. Tiêu dùng, buôn bán.
Câu 9: Sản xuất mặt hàng công nghiệp phải chú ý đến vấn đề gì
A. Bảo vệ môi trường.
B. Bảo vệ đồ dùng.
C. Bảo vệ vật liệu.
D. Bảo vệ động vật.
Câu 10: Thông điệp về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường là
A. Tắt khi không sử dụng.
B. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai.
C. Rừng là lá phổi xanh xủa Trái Đất.
D. Cả A và C đều đúng.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Đánh bắt thủy – hải sản xa bờ cần chú ý
A. Tất cả các phương án dưới đây.
B. Trang bị đầy đủ thiết bị an toàn.
C. Không xả rác, chất thải xuống biển.
D. Hạn chế đánh bắt con non.
Câu 2: Trang phục nào không nên sử dụng khi đến các nơi trang trọng, linh thiêng
A. Áo dài.
B. Quần bò.
C. Váy ngắn.
D. Áo khoác.
Câu 3: Hành động nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển
A. Đánh bắt cá xa bờ.
B. Nuôi trồng hải sản.
C. Làm tràn dầu ra biển.
D. Dọn rác trên bãi biển.
Câu 4: Đâu là việc làm không nên khi tới các khi di tích.
A. Xếp hàng ngay ngắn.
B. Xả rác bừa bãi.
C. Đi nhẹ - nói khẽ.
D. Chụp ảnh để lưu giữ kỉ niệm.
Câu 5: Cách nào dưới đây để là sử dụng quần áo tiết kiệm và bảo vệ môi trường
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Quyên góp quần áo cũ vẫn còn sử dụng được.
C. Tận dụng quần áo cũ để làm những món đồ trang trí.
D. Sửa quần áo cũ thành những món quần ảo mới.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1:Khai thác dầu khí cần sử dụng dụng cụ
A. Máy đào.
B. Giàn khoan.
C. Máy nén.
D. Máy xúc.
Câu 2:Tên làng nghề làm gốm nổi tiếng ở Việt Nam
A. Sứ Trắng.
B. Tràng Tiền.
C. Tràng An.
D. Bát Tràng.
Câu 3: Gạo Tám xoan là loại gạo đặc sản của
A. Nghệ An.
B. Hà Nam.
C. Hưng Yên.
D. Nam Định.
=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 14: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương (tiết 1)