Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 3 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)

Câu 1: Hỏa hoạn là gì?

A. Hiểm họa do lửa gây ra

B. Hiểm họa do nước gây ra

C. Hiểm họa do bão gây ra

D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra

Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?

A. Giúp mẹ rửa rau

B. Chơi với bật lửa

C. Chơi bóng với bạn bè

D.  Giúp mẹ trông em

Câu 3: Chất gây ra cháy nổ là?

A. Bếp ga

B. Dầu hỏa

C. Xăng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Phòng chống nguy cơ gây cháy nổ là gì?

A. Là ngăn chặn nhưng nguy cơ có thể gây ra cháy nổ

B. Là tìm nguyên nhân hình thành nên hỏa hoạn

C. Là tìm cách gây ra cháy nổ

D. Là tìm giải pháp khác phục cháy nổ

Câu 5: Cháy nổ có thể xuất phát từ đâu?

A. Chỉ từ bếp ga, bình xăng

B. Bất kì vật dụng nào có thể tạo ra lửa

C. Từ bật lửa

D. Từ bình cứu hỏa

Câu 6: Khi có cháy nổ đâu là số điện thoại em cần gọi đến?

A. 114

B. 113

C. 112

D. 115

Câu 7:  Cháy nổ có nguy hiểm không?

A. Rất an toàn, do lửa rất có ích ttrong đời sống nên không gây ra thương tích

B. Không nguy hiểm, do ít có nguy cơ xảy ra

C. Rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người

D. Ít nguy hiểm, do khó có thể xảy ra

Câu 8: Cháy nổ nguy hiểm đến những ai?

A. Người già và trẻ em

B. Người lớn

C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy

D. Tất cả mọi người

Câu 9: Nhìn hình ảnh dưới đây và cho biết đây là cái gì?

 

A. Bình uống nước

B. Bình chữa cháy

C. Bình cắm hoa

D. Bình tưới cây

Câu 10: Số điện thoại 114 là  của đơn vị nào?

A. Đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc

B. Đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự

C. Đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn

D. Đầu số gọi cấp cứu về y tế

Câu 11: Đi học phòng tránh hỏa hoạn có quan trọng không, nếu quan trọng thì quan trọng với những ai?

A. Rất quan trong, với tất cả mọi người

B. Quan trọng, với người già và trẻ nhỏ

C. Không quan trọng

D. Không cần để tâm

Câu 12: Khi học phòng tránh hỏa hoạn ở trên lớp, em học được những gì?

A. Nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

B. Cách phòng trống hỏa hoạn

C. Cách thoát khỏi hỏa hoạn

D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Hỏa hoạn dễ xuất hiện nhất ở đâu?

A. Bể bơi

B. Ao cá

C. Trong bếp

D. Trong nhà tắm

Câu 14: Chúng ra sẽ dùng thứ gì để dập tắt đám cháy?

A. Bình cứu hỏa

B. Bình tưới cây 

C. Bình cắm hoa

D. Bình uống nước

Câu 15: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là của ai?

A. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành

B. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

C. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

D. Lực lượng dân phòng

 2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Các em hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?

A. Khói, ánh lửa - tiếng nổ - mùi sản phẩm cháy

B. Ánh lửa, khói

C. Mùi khó chịu

D. Khói, mùi

Câu 2: Các em hãy cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy?

A. Không trang bị bình chữa cháy tại nhà ở

B. Khoá, chèn, chặn cửa thoát nạn

C. Gọi điện thoại khi đang đổ xăng

D. Cả B và C

Câu 3: Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình?

A. Sử dụng thiết bị điện đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung

B. Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy tóc sau khi sử dụng và để cách xa các vật liệu dễ cháy

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Hỏa hoạn xảy ra khi nào?

A. Khi em chơi với bật lửa 

B. Khi em giúp mẹ rửa rau

C. Khi em đi chơi với bạn

D. Khi em giúp mẹ trông em

Câu 5: Đâu là nguyên nhân có thể gây ra hỏa hoạn

A. Quét rọn nhà cửa sạch sẽ

B. Vứt tàn thuốc la lung tung

C. Để ở trong nhà bình cứu hỏa

D. Đáp án khác

Câu 6: Nguyên nhân nào có thể gây ra một đám cháy?

A. Đốt vàng mã không đúng nơi quy định

B. Đi bơi ngoài ao làng

C. Đi cắm trại với bố mẹ

D. Đáp án khác

Câu 7: Hỏa hoạn là một thứ rất nguy hiểm đối với nhân loại, vậy đám cháy có thể xuất hiện ở đâu?

A. Trong rừng

B. Trong bếp

C. Trong phòng ngủ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Điền vào chỗ trống

Lửa sẽ không tắt nếu em sử dụng …. để dập lửa?

A. Bình cứu hỏa

B. Rượu

C. Cát

D. Nước

Câu 9: Vì sao lại có những đám cháy xuất hiện

A. Chủ quan, không tắt bình ga khi nấu ăn

B. Hút thuốc lá và vứt không đúng nơi quy định

C. Chơi với bật lửa

D. Tất cả những đáp án trên

Câu 10: Nguyên nhân dễ dẫn đến đám cháy lan rộng là gì?

A. Xung quanh đám cháy có nhiều cát

B. Xung quanh đám cháy có nhiều đồ bắt lửa

C. Xung quanh đám cháy có nhiều nước

D. Xung quanh đám cháy có nhiều bình cứu hỏa

Câu 11: Ngạt khói nguy hiểm như thế nào?

A. Khó thở, đau đầu

B. Lú lẫn, gây ngất

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 12: Khi em đi học, thầy cô sẽ dạy em cách phòng chống cũng như là cách để em thoát khỏi hỏa hoạn. Những điều sau đây điều nào nói về cách thoát khỏi hỏa hoạn là sai?

A. Ở vị trí thấp và bò đến một lối ra để tránh bị ngạt khói

B. Chạy thẳng qua đám lửa

C. Dùng khăn ướt bịp mũi

D. Tìm đường ra an toàn

Câu 13: Đâu là nguyên nhân gây ra các vụ cháy

A. Đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp

B. Đi nghe phòng chống hỏa hoạn

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 14: Những điều sau đây điều nào nói về cách thoát khỏi hỏa hoạn là đúng?

A. Ở vị trí thấp và bò đến một lối ra để tránh bị ngạt khói

B. Chạy thẳng qua đám lửa

C. Dùng khăn khô bịp mũi

D. Không làm gì cả

Câu 15: Để phòng chống hỏa hoạn em cần làm gì?

A. Học về phòng chống hỏa hoạn rồi chia sẻ với mọi người xung quanh

B. Khi nấu ăn cần để ý bình ga thật kỹ

C. Không chơi đùa với bật lửa

D. Tất cả những ý kiến trên

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” là chất như thế nào?

A. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ

B. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ

C. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ

D. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng 

Câu 2: Cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột như thế nào?

A. Đứng tại chỗ phun chất chữa cháy

B. Lắc bình, rút chốt, hướng loa phun vào ngọn lửa, bóp cò

C. Ném cả bình vào đám cháy

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy?

A. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng

B. Phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất

C. Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vì vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Các biện pháp phòng cháy điện trong hộ gia đình?

A. Không đặt các chất gây cháy (gas, xăng, dầu, giấy,…) gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện; Không lắp đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, phòng tắm vì dễ gây chạm điện do độ ẩm cao

B. Khi đun nấu bếp điện phải có người trông coi; Không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm thần,… sử dùng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà

C. Không dùng các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng khí gas trong gia đình, Các em sẽ phải làm gì?

A. Khóa van an toàn sau mỗi lần sử dụng và trang bị thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas

B. Thường xuyên vệ sinh bếp và khu vực nấu ăn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Trong đêm, cả nhà đang ngủ thì phát hiện có mùi gas bên trong nhà mình. Theo các em, chúng ta cần tiến hành xử lý trình tự như thế nào là đúng nhất?

A. Mở cửa thông thoáng gió, khóa bình gas, không bật các thiết bị tiêu thụ điện

B. Mở cửa thông thoáng gió, mở đèn chiếu sáng, khóa bình gas

C. Mở đèn chiếu sáng, khóa bình gas, mở cửa thông thoáng gió

D. Để yên thế sáng tự hết

Câu 7: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi cho lực lượng nào?

A. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 113

B. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 114

C. Không làm gì cả

D. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho UBND Phường

Câu 8: Các em nên để bình chữa cháy ở đâu?

A. Phải để bình chữa cháy ở một nơi bạn có thể thoát ra, nhìn thấy dễ dàng nhất hoặc bạn nên lắp nó gần lối thoát hiểm, trên tầm với của trẻ em để có thể dám chắc được ai cũng có thể sử dụng.

B. Bạn phải cất bình chữa cháy ở một nơi kín đáo, để bảo quản một cách tốt nhất

C. Bạn phải để bình chữa cháy ở một nơi cao, để có thể dám chắc trẻ em không với tới lấy được

D. B và C đều đúng

Câu 9: Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình là:

A. Tài sản, vật tư, chất cháy phải bố trí, sắp xếp, bảo quản, sử dụng đúng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy

B. Có dự kiến tình huống cháy thoát nạn và biện pháp chữa cháy có phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp

C. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn gây cháy phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 10: Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ cháy, nổ nếu được phát hiện sớm và xử lí kịp thời, đúng quy trình thì hậu quả của chúng sẽ giảm đi nhiều lần. Vậy, sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?

A. Hiện nay có nhiều loại chất chữa cháy, phổ biến là nước, carbon dioxide, bọt chữa cháy và bột chữa cháy

B. Nước

C. Khí ga

D. Cát

Câu 11: Nêu các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà.

A. Tập trung khi nấu nướng để tránh quên tắt thiết bị hoặc để các thiết bị quá nóng

B. Lựa chọn bình gas có xuất xứ rõ ràng

C. Thường xuyên kiểm tra xem có rò rỉ khí gas không

D. Tất cả những ý trên

Câu 12: Đâu không phải là các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà?

A. Khóa van cổ bình gas sau khi nấu xong

B. Đặt bình gas vào hốc kín

C. Thường xuyên kiểm tra xem có rò rỉ khí gas không

D. Tập trung khi nấu nướng để tránh quên tắt thiết bị hoặc để các thiết bị quá nóng

Câu 13: Phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm những loại phương tiện nào?

A. Phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản

B. Hệ thống báo cháy tự động

C. Hệ thống chữa cháy tự động

D. Bình chữa cháy

Câu 14: Các em hãy cho biết hành vi nào về phòng cháy và chữa cháy là sai?

A. Làm hư hỏng các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy

B. Báo cháy giả

C. Dùng bình cứu hỏa đúng cách

D. Cả A và B

 Câu 15: Các em hãy cho biết khi cháy xảy ra xử lý như thế nào?

A. Cắt điện, dùng phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy

B. Dùng phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy

C. Báo động, cắt điện, dùng phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy, gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy số  điện thoại 114

D. Gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy số  điện thoại 114

4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)

Câu 1: Khi phát hiện cháy, các em cần thực hiện các động tác theo trình tự nào dưới đây?

A. Gọi điện thoại báo lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, cúp cầu dao điện, hô to: Cháy! Cháy! Cháy!, tham gia chữa cháy

B. Hô to: Cháy! Cháy! Cháy!, cúp cầu dao điện, tham gia chữa cháy, đồng thời gọi điện thoại báo lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp

C. Hô to: Cháy! Cháy! Cháy!, cúp cầu dao điện, đồng thời gọi điện thoại báo với người thân là nhà mình có cháy

D.  Hô to: Cháy! Cháy! Cháy!, cúp cầu dao điện, đồng thời gọi điện thoại báo lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 

Câu 2: Khi đang ở trong siêu thị, nếu phát hiện siêu thị đang bị cháy, các em sẽ làm gì?

A. Bình tĩnh, báo động có cháy, ngắt cầu giao điện, dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ chữa cháy và gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy  chữa cháy

B. Gọi điện cho 114

C. Hô hoán cho mọi người chạy

D. Tới nơi có cháy để chữa cháy

Câu 3: Khi bị cháy ở nhà cao tầng, các em sẽ thoát nạn như thế nào?

A. Ở trong phòng đóng kín cửa lại

B. Đi bằng thang máy

C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo biển chỉ dẫn thoát nạn trong tòa nhà

D. Chạy ngược lên

Câu 4: Trong nhà thường dùng bếp dầu để đun nấu. Khi xảy cháy, bếp dầu do chế dầu lúc đun nấu, phạm vi cháy mới chỉ xung quanh bếp dầu, tại chỗ không có bình chữa cháy, chỉ có: nước, cát, chăn (mền). Các em phải làm thế nào?

A. Lấy chăn (mền) nhúng nước trùm lên

B. Xối nước

C. Tạt cát

D. Không làm gì cả

Câu 5: Khi đang ở trên tầng 18 của chung cư, mà ở tầng 17 bị cháy không thể xuống phía dưới được, các em sẽ làm gì?

A. Ở trong phòng căn hộ đóng kín cửa lại

B. Chạy lên trên tầng cao nhất, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi điện đến 114 ứng cứu

C. Cố chạy xuống

D. Nhảy xuống

=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay