Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 18: sử dụng hợp lý thực vật và động vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: sử dụng hợp lý thực vật và động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬTBÀI 18: SỬ DỤNG HỢP LÝ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là hành động gây lãng phí?
A. Vất đồ ăn đã hết hạn sử dụng vào thùng rác.
B. Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện.
C. Sử dụng nước lọc để rửa tay.
D. Tận dụng túi bóng khi mua hàng làm túi rác.
Câu 2: Không nên tái sử dụng giấy báo bằng cách nào?
A. Dùng để học quà.
B. Dùng để bọc thức ăn nóng.
C. Dùng để trang trí vở.
D. Dùng để bọc trứng khi di chuyển.
Câu 3: Không nên tái sử dụng chai nhựa bằng cách nào?
A. Dùng để trồng cây.
B. Dùng để làm đồ trang trí.
C. Dùng để đựng nước lọc.
D. Dùng để làm ống đựng bút.
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường?
A. Quên tắt điện khi ra khỏi phòng.
B. Mỗi tờ giấy chỉ viết một mặt.
C. Quyên góp quần áo và sách báo cũ.
D. Xả nước máy ra để chơi lội nước.
Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tiêu dùng bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng túi vải thay vì túi nilon.
B. Sử dụng các sản phẩm làm từ giấy như túi giấy, cốc giấy, ống hút giấy,...
C. Hạn chế sử dụng chai nhựa và túi nilon.
D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
Câu 6: Hành động nào sau đây không thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường?
A. Tận dụng vỏ chai nhựa để làm lọ hoa hoặc trồng cây.
B. Gắp nhiều thức ăn vào bát nhưng không ăn.
C. Tận dụng quần áo cũ làm giẻ lau hoặc quần áo cho động vật.
D. Sử dụng túi nilon tự phân hủy.
Câu 7 : Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.
C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 8: Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây?
A. Cầm máu, trị thổ huyết.
B. Tăng cường sinh lực.
C. Bổ máu, tăng hồng cầu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo oxi cung cấp cho quá trình hô hấp của động vật.
B. Góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính.
C. Cung cấp nguồn thức ăn cho động vật.
D. Tham gia điều hòa khí hậu.
Câu 10: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
B. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật.
C. Trong một số ít trường hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật.
D. Tất cả các phương án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Con người sử dụng thực vật và động vật để làm gì?
A. Lương thực, thực phẩm.
B. Các sản phẩm đồ dùng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Nhóm thực vật có ích cho con người là?
A. Cây lúa, cây khoai, cây chè.
B. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa.
C. Cây chè, cây su hào, cây cần sa.
D. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá.
Câu 3: Nhóm thực vật có hại cho con người là?
A. Cây chè, cây su hào, cây cần sa.
B. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá.
C. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa.
D. Cây lúa, cây khoai, cây chè.
Câu 4: Trong lúc nhặt rau, những lớp rau già sẽ được loại bỏ. Có thể sử dụng chúng cho những mục đích nào?
A. Làm thức ăn cho động vật.
B. Dùng để ủ phân, giảm bớt rác thải ra môi trường.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Dùng để quyên góp cho người nghèo.
Câu 5: Khi đi ăn buffet, chúng ta lấy đồ ăn như thế nào?
A. Lấy vừa đủ với khẩu phần ăn.
B. Lấy ít hơn khẩu phần ăn.
C. Lấy nhiều hơn khẩu phần ăn.
D. Lấy như thế nào cũng được.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây em nên cất đồ ăn vào tủ lạnh mai hâm nóng lại ăn tiếp?
A. Thực phẩm đóng hộp đã hết hạn.
B. Xương cá thừa.
C. Đồ ăn thừa trong bữa cơm.
D. Rau sâu héo.
Câu 2: Trong bữa cơm gia đình, nếu không sử dụng hết thức ăn, có thể cất vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại ăn. Theo em, món ăn nào có thể để lại qua đêm?
A. Bún nước.
B. Gỏi cá.
C. Canh bánh đa.
D. Tôm rang.
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Tại sao dụng nước uống để rửa tay là hành động gây lãng phí?
A. Vì bố mẹ không cho em làm như vậy.
B. Vì để có nước sạch để uống phải qua nhiều công đoạn lọc, có rất nhiều nơi đang bị thiếu nguồn nước sạch.
C. Vì như vậy sẽ hết nước, các bạn đến sau không có nước uống.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao không nên ăn hải sản đã nấu chín để qua đêm. Chọn đáp án đúng nhất?
A. Hải sản đã nấu chín để qua đêm hương vị không còn ngon như hôm trước.
B. Vì để qua đêm, những thực phẩm này sẽ bị ôi thiu.
C. Hải sản đã nấu chín để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ngộ độc.
D. Vì hàm lượng protein trong những thực phẩm này đã bị biến chất, nếu sử dụng sẽ gây tổn thương cho gan và thận.
Câu 2: Tại sao không nên ăn trứng rán để qua đêm. Chọn đáp án đúng nhất?
A. Trứng đã nấu chín để qua đêm hương vị không còn ngon như hôm trước.
B. Trứng đã nấu chín để qua đêm để qua đêm sản sinh độc tố, gây bệnh cho cơ thể.
C. Trứng đã nấu chín để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ngộ độc.
D. Theo quan niệm dân gian, ăn trứng để qua đêm dẫn đến xui xẻo.
=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật (tiết 1)