Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 3: Học tập tư giác, tích cực
Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 3: Học tập tự giác , tích cực. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công dân 7 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
- Lắng nghe bài hát “Hổng dám đâu” (sáng tác Nguyễn Văn Hiên)
- Bạn nhỏ trong bài hát trên đã học tập tự giác như thế nào?
- Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác trong học tập, không tham gia các trò chơi cùng các bạn khi chưa hoàn thành bài tập.
BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Tìm hiểu ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
- Tìm hiểu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
Đọc câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” và cho biết Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
Tinh thần tự giác, tích cực học ngoại ngữ của Bác Hồ:
- Bác tự tìm cách học, tự học và tự rèn luyện đến khi đọc thông viết thạo và nói giỏi một ngoại ngữ mới.
- Bác yêu thích ngôn ngữ mới, xác định phải biết tiếng Tây để hiểu Tây, và hiểu Tây thì mới thắng được Tây.
- Bác học từ vựng một cách có hệ thống, hỏi những người bản xứ, ghi tên và nhớ cách phát âm.
Tinh thần tự giác, tích cực học ngoại ngữ của Bác Hồ:
- Bác luôn tạo ra cho mình “môi trường” học ngoại ngữ thường xuyên, đều đặn. Kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học mọi nơi, mọi lúc.
- Bác thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Tự học và tự thực hành để ghi nhớ kiến thức.
- Giúp Bác rất nhiều trong quá trình tìm đường cứu nước và nâng tầm văn hoá, phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua tranh
Nêu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh?
- Tranh 1: Ba bạn thảo luận nhiệt tình trong hoạt động nhóm, bạn nữ bên trái chưa tích cực làm việc nhóm.
- Tranh 2: Bạn nam chủ động học bài.
- Tranh 3: Đọc và soạn trước các bài học.
- Tranh 4: Hăng hái phát biểu xây dựng bài học.
Hãy kể thêm những biểu hiện học tập tự giác, tích cực của chính bản thân các em hoặc của người khác mà em biết.
Nhận xét
Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:
- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đây đủ, tích cực phát biểu xây dựng bài và khi học nhóm,...).
- Luôn cô gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.
- Tìm hiểu ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Đọc tình huống SGK tr15.16, thảo luận và trả lời câu hỏi: Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?
Trường hợp 1:
- Vì sao Tuấn cho rằng ý định cho Tuấn theo học ở trung tâm luyện thi để có thể đỗ vào trường chuyên của thành phó của bố mẹ là không cần thiết?
- Tuấn đã rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập như thế nào?
Trường hợp 2: Yến đã làm gì để xây dựng được hình ảnh một học sinh năng động, tự tin, gần gũi?
Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại cho Tuấn và Yến nhiều kết quả tốt trong học tập và rèn luyện.
- Tuấn giành giải Nhất ở cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học.
- Yến trở thành một học sinh năng động, tự tin,... luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến.
Hãy nêu ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?
Ý nghĩa của học tập tự giác
- Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.
- Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
- Được bạn bè, mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ vì ý thức tự giác của chúng ta sẽ trở thành động lực để người khác noi theo.
Kết luận
- Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
- Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:
- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,...).
- Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
- Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:
- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.
- Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:
- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.
- Thành công trong cuộc sóng và được mới người tin yêu, quý mến.
- Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.
LUYỆN TẬP
Trò chơi “AI NHANH HƠN”
Hai nhóm sẽ thực hiện 1 yêu cầu (1 bài tập). Nhóm nào trả lời đúng nhất và chính xác nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
- Nhóm 1, 2: Thực hiện bài tập 1 SGK tr.17.
- Nhóm 3, 4: Thực hiện bài tập 2 SGK tr.18.
- Nhóm 5, 6: Thực hiện bài tập 4 SGK tr.18.
BÀI TẬP 1
- a) Đồng tình: Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là việc làm đúng, thể hiện việc học tập tự giác, tích cực.
- b) Không đồng tình: Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra là việc làm sai.
- Học tập là cả một quá trình rèn luyện và tích luỹ.
- Nếu chỉ học vì mục đích điểm số là học đối phó, không giúp học sinh tiến bộ trong học tập.
- c) Không đồng tình: Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hoàn cảnh là việc làm không đúng vì thực hiện kế hoạch đặt ra sẽ không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực: làm việc có kế hoạch, có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lí bản thân, quản lí thời gian,...
- d) Đồng tình: Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.
BÀI TẬP 2
Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
- a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.
- b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn. Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao.
- c) B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: "Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là phụ nên chỉ cần biết là đủ".
Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
- d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.
- e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài.
Bài tập 2:
- a) Q chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.
- b) A đã tự giác, tích cực trong học tập. Bạn đã dành thời gian để đọc thêm tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào viết văn,... nên đã nâng cao kĩ năng viết văn của mình.
- c) B chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn chỉ tập trung học tốt môn Tiếng Anh nhưng lại coi thường các môn học khác.
- d) N chưa tự giác, tích cực trong học tập vì bạn chỉ ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng lại không tập trung, thường xuyên xem điện thoại, tin nhắn khi làm bài tập và chỉ học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.
- e) T chưa tự giác, tích cực học tập vì bạn còn ngủ gật trong giờ học. P là người tự giác, tích cực học tập vì đã góp ý, khuyên T nên tập trung nghe cô giảng bài.
- Nên học tập bạn A, P.
- Không nên học tập theo bạn Q, B, N, T.
BÀI TẬP 3
Xử lí tình huống:
- a) Tuy có rất nhiều bài tập cần hoàn thành nhưng M vẫn muốn đi dự sinh nhật của bạn thân vì đã hứa với bạn.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
- b) K học giỏi và luôn hoà đồng, chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm học tập của mình với các bạn trong lớp. Thấy vậy, một số bạn nói rằng K hay khoe khoang.
Nếu là K, em sẽ nói thế nào để các bạn hiểu mình?
Xử lí tình huống:
- c) Trong giờ học Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng C không giơ tay phát biểu.
Nếu là bạn cùng lớp với C, em sẽ khuyên bạn điều gì?
- d) Đầu năm học, S chuyển đến lớp học mới nên nhút nhát, rụt rè, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Nếu là bạn học cùng lớp với S, em sẽ làm gì để giúp bạn thay đổi tích cực trong học tập?
Tình huống 1:
- M nên sắp xếp lại thời gian làm bài tập hôm nay lên sớm hơn mọi ngày để hoàn thành và có thời gian tham dự bữa tiệc sinh nhật của bạn thân như đã hứa.
- Trong trường hợp số lượng bài tập phải hoàn thành nhiều nên không thể tham dự sinh nhật bạn như đã hứa thì M cần gọi điện xin lỗi bạn, nói rõ lí do không tham dự được và sẽ chúc mừng sinh nhật bạn vào ngày nghỉ cuối tuần.
Tình huống 2:
- K nên trao đổi, chia sẻ suy nghĩ của mình để các bạn hiểu. Bên cạnh đó, K nên thường xuyên giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp để các bạn cùng tiến bộ như mình, có như vậy, các bạn sẽ thay đổi cách nghĩ về K.
- Nếu K giải thích nhưng một số bạn vẫn không hiểu mình thì K có thể nhờ các bạn có uy tín trong lớp hoặc cô giáo chủ nhiệm giải thích giúp mình.
Tình huống 3:
- Em sẽ khuyên C không nên như vậy. Bạn cần tích cực tham gia phát biểu ý kiến để thầy, cô giáo và các bạn biết câu trả lời, quan điểm của bạn.
- Bên cạnh đó, tích cực phát biểu cũng góp phân rèn kĩ năng nói trước đám đông và giúp C trở nên tự tin hơn.
Tình huống 4:
- Em sẽ nói chuyện với S, rủ các bạn trong nhóm/ tổ/ lớp hoà đồng với S, rủ bạn tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường.
- Giúp đỡ bạn trong học tập, hướng dẫn, gợi ý bài tập nào S chưa làm được, nhờ cô giáo phân công các bạn học giỏi/khá trong lớp trực tiếp giúp đỡ S,...
VẬN DỤNG
- Em hãy viết về một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
- Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Lập kế hoạch khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo gợi ý dưới đây:
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 3, SBT Giáo dục công dân 7.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Giữ chữ tín.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công dân 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)