Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7

Nhằm nâng cao kết quả dạy học và ôn tập kiến thức cho học sinh, Kenhgiaovien.com xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Địa lí 7”. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 7

Một số tài liệu quan tâm khác


BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7

------------------------------

PHẦN 1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM... 1

Bài 1: Dân số. 1

Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới 3

Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa. 6

Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm.. 8

Bài 6: Môi trường nhiệt đới 12

Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa. 14

Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. 16

 

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng. 19

Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng. 21

Bài 13: Môi trường đới ôn hòa. 23

Bài 14: Hoạt động nông nghiệp đới ôn hòa. 26

Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa. 28

Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. 30

Bài 19: Môi trường hoang mạc. 33

 

Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. 35

Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. 37

Bài 23: Môi trường vùng núi 40

Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi 43

Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng. 46

Bài 26: Thiên nhiên châu Phi 48

Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) 51

Bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi 54

 

Bài 30: Kinh tế châu Phi 57

Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo) 60

Bài 32: Các khu vực châu Phi 62

Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo) 65

Bài 35: Khái quát châu Mĩ 67

Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ 70

Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ 72

 

Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ 74

Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) 77

Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ 79

Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) 82

Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ 84

Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ 86

Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) 89

Bài 47: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới 92

Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương. 94

Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương. 96

Bài 51: Thiên nhiên châu Âu. 98

Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo) 100

Bài 54: Dân cư, xã hội châu Âu. 103

Bài 55: Kinh tế châu Âu. 106

Bài 56: Khu vực Bắc Âu. 109

Bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu. 111

 

Bài 58: Khu vực Nam Âu. 113

Bài 59: Khu vực Đông Âu. 116

Bài 60: Liên Minh Châu Âu. 118

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P1) 120

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P2) 126

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P3) 133

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P4) 139

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P5) 146

Trắc nghiệm ôn tập học kì II (P1) 152

 

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P2) 159

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P3) 165

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P4) 172

Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P5) 178

PHẦN 2. ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM... 184

 

GIỚI THIỆU

…………………………………

 

Xin chào quý thầy cô và các em học sinh thân yêu. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Địa lí 7”. Theo đó, bộ trắc nghiệm gồm 60 bài trắc nghiệm tương ứng với 60 bài học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.

1 . Cấu trúc của tài liệu

2. Vậy tính ưu việt của bộ tài liệu “trắc nghiệm môn địa lí 7” là gì?

Đó chính là:

  • Dễ dàng ôn lại kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán
  • Có đáp án đối chiếu
  • Hệ thống câu hỏi phân theo nhiều mức độ từ dễ đến khó, học sinh thỏa sức chinh phục.
  • Đề bám sát chương trình học nên việc “giải quyết” các đề thi trên lớp là chuyện dễ dàng.
  1. Bộ tài liệu dành cho:
  • Giáo viên ôn tập và giảng dạy
  • Học sinh tự ôn luyện kiến thức

Hy vọng với tài liệu này, sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu giảng dạy cũng như ôn tập hữu ích nhằm nâng cao kết quả dạy và học trong chương trình môn địa lí 7. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

 

PHẦN 1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Dân số

Câu 1: Khái niệm dân số nào sau đây là hoàn chỉnh?

  • A. Dân số là số người.                
  • B.Dân số là tổng số người.
  • C. Dân số là nguồn lao động.
  • D. Dân số là tổng số dân ở một địa phương trong một thời điểm nhất định.

Câu 2:  Năm 2001 dân số thế giới khoảng:

  •    A. 4 tỉ người.
  •    B. 5 tỉ người.
  •    C. 6,16 tỉ người
  •    D. 6,5 tỉ người.

Câu 3: Người ta thường biểu thị dân số bằng :

  • A.Một tháp tuổi.                      
  • B. Một hình vuông
  • C. Một đường thẳng                           
  • D. Một vòng tròn 

Câu 4: Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:

  • A. Số người trong độ tuổi lao động ít
  • B. Số người trong độ tuổi lao động trung bình
  • c. Số người trong độ tuổi lao động nhiều
  • D.Số người trong độ tuổi lao động đang tăng dần

Câu 5: Độ tuổi dưới tuổi lao động là những người có tuổi từ:

  • A. 0-14 tuổi                  
  • B. 0-15 tuổi
  • C. 0-16 tuổi                  
  • D. 0-17 tuổi

Câu 6: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề gì?

  • A. Ăn, mặc
  • B. Thiếu nhà ở, thất nghiệp
  • C. Y tế, giáo dục chậm phát
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Dân số thế giới tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?

  • A. Trước Công Nguyên            
  • B. Từ công nguyên – thế kỷ XIXước
  • C. Từ thế kỷ XIX – thế kỷ XX 
  • D. Từ thế kỷ XX – nay.

Câu 8: Bùng nổ dân số xảy ra khi gia tăng dân số vượt ngưỡng :

  • A. 2,1%           
  • B. 21%                 
  • C. 210%               
  • D. 250%.

Câu 9: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

  • A. Mỹ                      
  • B. Nhật                 
  • C. Ấn Độ              
  • D. Trung Quốc.

Câu 10: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:

  •    A. Các độ tuổi của dân số.
  •    B. Số lượng nam và nữ.
  •    C. Số người sinh, tử của một năm.
  •    D. Số người dưới tuổi lao động.

Câu 11: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:

  •    A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
  •    B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
  •    C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
  •   D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.

Câu 12: Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:

  •    A. Châu Đại Dương.
  •    B. Bắc Mĩ.
  •    C. Châu Âu.
  •    D. Nam Mĩ.

Câu 13: Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:

  •    A. Châu Á.
  •    B. Châu Âu.
  •    C. Châu Phi.
  •    D. Châu Đại Dương.

Câu 14: Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:

  •    A. 7,9 tỉ người.
  •    B. 8,9 tỉ người.
  •    C. 10 tỉ người.
  •    D. 12 tỉ người.

Câu 15: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

  •    A. Châu Á.
  •    B. Châu Âu.
  •    C. Châu Phi.
  •    D. Châu Đại Dương

Câu 16: Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:

  •    A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
  •    B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
  •    C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
  •    D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu 17: Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:

  •    A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
  •    B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
  •    C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
  •    D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.

Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Câu 1: Dân cư thế giới phân bố như thế nào?

  • A. Đều                                      
  • B. Không đều
  • C. Tất cả mọi nơi đều đông đúc                     
  • D. Giống nhau ở mọi nơi.

Câu 2: Dân cư đông đúc ở những nơi nào?

  • A. Nông thôn                                      
  • B. Đồi núi
  • C. Nội địa                                 
  • D. Đồng bằng, ven biển
  •    D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.

Câu 3:  Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

  •    A. Đông Nam Bra-xin.
  •    B. Tây Âu và Trung Âu.
  •    C. Đông Nam Á.
  •    D. Bắc Á.

Câu 4: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:

  • A. bàn tay.
  • B. màu da.
  • C. môi.
  • D. lông mày.

Câu 5: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

  •  A. mật độ dân số.
  •  B. tổng số dân.
  •  C. gia tăng dân số tự nhiên.
  •  D. tháp dân số.

Câu 6:  Những khu vực tập trung đông dân cư là:

  •    A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
  •    B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  •    C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
  •    D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 7: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:

  •    A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
  •    B. Nam Á, Đông Á.
  •    C. Đông Nam Á, Đông Á.

Câu 8: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là:

  •    A. Da vàng, tóc đen.
  •    B. Da vàng, tóc vàng.
  •    C. Da đen, tóc đen.
  •    D. Da trắng, tóc xoăn.

Câu 9:  Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

  • A. đồng bằng.
  •  B. các trục giao thông lớn.
  •  C. ven biển, các con sông lớn.
  •   D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 10: Người ta dựa vào yếu tố nào  để phân chia các chủng tộc trên thế giới?

  • A. Vóc dáng                             
  • B. Thể lực
  • C. Cấu tạo bên trong                 
  • D. Đặc điểm hình thái.

Câu 11: Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc chính?

  • A. Hai                   
  • B. Ba                             
  • C. Bốn                            
  • D. Năm.

Câu 12: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

  •    A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
  •    B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  •    C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
  •    D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 13: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:

  •    A. châu Âu.
  •    B. châu Á.
  •    C. châu Mĩ.
  •    D. châu Phi.

Câu 14: Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?

  •    A. tài nguyên thiên nhiên.
  •    B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  •    C. sự gia tăng dân số.
  •    D. chính sách phân bố dân cư.

Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Câu 1: Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống chủ yếu:

  • A. Thôn xóm, làng mạc
  • B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
  • C. Dân cư không tập trung với mật độ cao như thành thị
  • D. Các phương án trên đều đúng

Câu 2: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?

  • A. Hai loại hình       
  • B. Ba loại hình          
  • C. Bốn loại hình            
  • D. Năm loại hình.

Câu 3: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:

  • A. Sản xuất công nghiệp
  • B. Phát triển dịch vụ
  • C. Sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  • D. Thương mai, du lịch

Câu 4: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn?

  • A. Thôn xóm                                      
  • B. Làng bản
  • C. Thị xã                                   
  • D. Xã.

Câu 5: Siêu đô thị là đô thị có tổng số dân trên:

  • A. 5 triệu người      
  • B. 8 triệu người         
  • C. 10 triệu người        
  • D. 15 triệu người.

Câu 6: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Địa lí 7

Chat hỗ trợ
Chat ngay