Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11

Nhằm nâng cao kết quả dạy học và ôn tập kiến thức cho học sinh, Kenhgiaovien.com xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Địa lí 11”. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm địa lí 11

Một số tài liệu quan tâm khác


BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11

------------------------------

 

PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM... 1

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (P1) 1

Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P1) 6

Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P2) 12

Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (P1) 19

Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (P2) 25

Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi (P1) 31

Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi (P2) 36

Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (P1) 41

Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (P2) 47

Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1) 53

Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P2) 57

Bài bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tự nhiên và dân cư) P1. 63

Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tự nhiên và dân cư) P2. 70

Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P1. 77

Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P2. 84

Bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới (P1) 89

Bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới (P2) 95

Bài 7: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển (P2) 100

Bài 7: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển (P1) 105

Bài 7: Cộng hòa liên bang Đức (P1) 110

Bài 8: Liên bang Nga (tự nhiên, dân cư và xã hội) P1. 113

Bài 8: Liên bang Nga (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2. 119

Bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P1. 125

Bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P2. 131

Bài 9: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) P1. 137

Bài 9: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) P2. 142

Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1. 148

Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P2. 154

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội) P1. 161

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội) P2. 166

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế) P1. 173

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế) P2. 180

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P1. 185

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2. 192

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế) P1. 198

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế) P2. 205

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P1. 211

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P2. 216

Bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a) 221

PHẦN 2. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM... 227


GIỚI THIỆU

…………………………………

Xin chào quý thầy cô và các em học sinh thân yêu. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Địa lí 11”. Theo đó, bộ trắc nghiệm gồm 12 bài trắc nghiệm tương ứng với 12 bài học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.

1 . Cấu trúc của tài liệu

  1. Vậy tính ưu việt của bộ tài liệu “trắc nghiệm môn địa lí 11” là gì?

Đó chính là:

  • Dễ dàng ôn lại kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán
  • Có đáp án đối chiếu
  • Hệ thống câu hỏi phân theo nhiều mức độ từ dễ đến khó, học sinh thỏa sức chinh phục.
  • Đề bám sát chương trình học nên việc “giải quyết” các đề thi trên lớp là chuyện dễ dàng.
  1. Bộ tài liệu dành cho:
  • Giáo viên ôn tập và giảng dạy
  • Học sinh tự ôn luyện kiến thức

Hy vọng với tài liệu này, sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu giảng dạy cũng như ôn tập hữu ích nhằm nâng cao kết quả dạy và học trong chương trình môn địa lí 11. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

 

PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (P1)

Câu 1. Các tiêu chí nào sau đây biểu hiện trình độ phát triển kinh tế ^Hcủa các nước phát triển?

  • A. Tỉ trọng GDP/người cao.
  • B. GDP khu vực dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế.
  • C. Tỉ trọng cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp nhỏ bé.
  • D. Cả 3 tiêu chí trên.

Câu 2. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia Hlà yếu tế để phân chia ra các

  • A. nhóm nước Xã hội chủ nghĩa và nhóm nước Tư bản chủ nghĩa.
  • B. nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
  • C. nhóm nước có dân số tăng nhanh và nhóm nước có dân số táng chậm.
  • D. nhóm nước đang phát triển, nhóm nước công nghiệp mới.

Câu 3. Hiện nay, trên Thế giới có ……quốc gia và vùng lãnh thổ

  • A. hơn 200
  • B. dưới 200
  • C. trên 200
  • D. khoảng 200

Câu 4. Phân biệt các nước phát triển và đang phát triển dựa vào các chỉ số như:

  • A. GDP bình quân theo đầu người và chỉ số HDI.
  • B. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và FDI.
  • C. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và tổng GDP.
  • D. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số FDI, HDI và tuổi thọ trung bình.

Câu 5. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là

  • A. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp
  • B. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp
  • C. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao
  • D. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao

Câu 6. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

  • A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều
  • B. Dân số đông và tăng nhanh
  • C. GDP bình quân đầu người cao
  • D. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao

Câu 7. Các nước công nghiệp mới được viết tắt tiếng Anh là

  • A. OECD.
  • B. ASEAN.
  • C. NICs.
  • D. G7.

Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành từ:

  • A. trong suốt thế kỷ XXI.
  • B. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
  • C. trong suốt thế kỷ XX
  • D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Câu 9. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

  • A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
  • B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
  • C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
  • D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Câu 10. Ý nào sau đây không thể hiện tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:

  • A. Làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm
  • B. Làm xuất hiện nhiều ngành mới
  • C. làm thay đổi nền kinh tế
  • D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 11. Đặc trưng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

  • A. làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
  • B. sản xuất hoàn toàn bằng máy móc.
  • C. tạo sự ra đời của nền tri thức.
  • D. thực hiện sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ.

Câu 12. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước

  • A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
  • B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
  • C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

Câu 13. Ngành nào đòi hỏi nhiều chất xám nhất trong các ngành sau

  • A. Chế biến thực phẩm.
  • B. Luyện kim màu.
  • C. Sản xuất phần mềm.
  • D. Chế biến dầu mỏ.

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là

  • A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo.
  • B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
  • C. Trình độ khoa học – kĩ thuật.
  • D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu 15. Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm

  • A. Nợ nước ngoài nhiều
  • B. GDP bình quân đầu người thấp
  • C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
  • D. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp

Câu 16. Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)?

  • A. Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp
  • B. Pháp, Bô-li-vi-a, Việt Nam
  • C. Ni-giê-ri-a, Xu-đăng, Công-gô
  • D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na

Câu 17. Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là:

  • A. Tỉ trọng khu vực III rất cao
  • B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp
  • C. Tỉ trọng khu vực I còn cao
  • D. Cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực

Câu 18. Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước đang phát triển so với nhóm nước phát triển là:

  • A. Khu vực I có tỉ trọng rất thấp
  • B. Khu vực III có tỉ trọng rất cao
  • C. Khu vực I có tỉ trọng còn cao
  • D. Khu vực II có tỉ trọng rất cao

Câu 19. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP/người của các nước Thụy ĐIển, Hoa Kì, Ấn Độ, Ê-ti-ô-pi-a là

  • A. Biểu đồ cột
  • B. Biểu đồ đường
  • C. Biểu đồ tròn
  • D. Biểu đồ miền

Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. GDP/người của Hoa Kì gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a.
  • B. GDP/người của THụy Điển gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a
  • C. GDP/người của Thụy Điển gấp 169,1 lần của Ê-ti-ô-pi-a
  • D. GDP/người của Hoa Kì gấp 9,6 lần của Ấn Độ

Câu 21. Để phân ra nhóm nước phát triển và đang phát triển cần căn 1 cứ vào tiêu chí nào sau đây?

  • A.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên đầu người.
  • B.Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế.
  • c. Tỉ trọng lao động phân theo khu vực kinh tế.
  • D. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 22. Sự phân bố của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển trên thế giới một cách khái quát là

  • A.  các nưộc phát triển nằm ở Bắc bán cầu - các nước đang phát 1 triển nằm ở Nam bán cầu.
  • B.  các nước phát triển nằm ở Nam bán cầu - các nước đang phát triển ở Bắc bán cầu.
  • c. các nước phát triển nằm ở Đông bán cầu - các nước đang phát triển ở Tây bán cầu.
  • D. các nước phát triển ở Tây bán cầu - các nước đang phát triển ở Đông bán cầu.

Cău 23. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các nước đang phát triển chủ yếu là

  • A. xuất khẩu: máy móc công nghệ cao. Nhập khẩu: nguyên nhiên liệu.
  • B. xuất khắu: trang thiết bị CN hiện đại. Nhập khẩu: máy móc, công cụ lao dộng.
  • C. xuất khẩu: nguyên, nhên liệu, nông sản thô. Nhập khẩu: máy móc thiết bị.D.xuất khẩu: xe hơi, máy bay, vũ khí. Nhập khẩu: nguyên liệu, năng lượng.
  • D. xuất khẩu: xe hơi, máy bay, vũ khí. Nhập khẩu: nguyên liệu, năng lượng

Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Địa lí 11

Chat hỗ trợ
Chat ngay