Giáo án Địa lí 7 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Địa lí lớp 7 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 7 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - - Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

  1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Rèn kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư, các siêu đô thị trên thế giới, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.

+ Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới”.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: sống hòa thuận, đoàn kết với tất cả mọi người.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị.

- Ảnh các đô thị VN.

- Một số thành phố lớn trên TG.

- Bảng phụ.

  1. Học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới?

- Nêu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ, thảo luận cặp đôi trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị (15 phút)

  1. a) Mục tiêu:

- So sánh được đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 10 và hình 3.1 + 3.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

  • Nội dung chính
  1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

- Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và đô thị.

Kiểu quần cư

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị

Cách tổ chức sinh sống

Làng mạc, thôn xóm, bản

Phố, phường, quận

Hoạt động kinh tế chủ yếu

SX nông- lâm- ngư nghiệp

SX công nghiệp và dịch vụ

Cảnh quan nhà cửa

Phân tán, gắn với đất canh tác, rừng

Tập trung san sát

  1. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  2. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- So sánh, giải thích sự khác nhau giữa kn “quần cư” và khái niệm“dân cư”

- YC hs thảo luận nhóm: 4 nhóm

+ Nhóm 1- 2: Quần cư nông thôn.

+ Nhóm 3- 4: Quần cư đô thị.

- Yêu cầu HS quan sát H3.1, H3.2 SGK.

- Sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư?

- Yêu cầu hs tìm hiểu: hoạt động KT chủ yếu, cách tổ chức sống, cảnh quan nhà cửa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV chuẩn xác.

Học sinh trả lời được câu hỏi của Gv.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đô thị hóa. Các siêu đô thị (20 phút)

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của đô thị, siêu đô thị

- Giải thích và phân tích được quá trình đô thị hóa và liên hệ với địa phương

  1. b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 11 và hình 3.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

  • Nội dung chính
  1. Đô thị hóa, siêu đô thị

- Đô thị xuất rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX là lúc công nghiệp phát triển

- Các siêu đô thị ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển ở Châu á và Nam Mỹ

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hiện nay tỉ lệ dân thành thị chiếm 54% dân số thế giới

- Đô thị hóa có nhiều tích cực (phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống…) nhưng cũng có nhiều hậu quả (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên…)

  1. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  2. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát 2 bức tranh về sự thay đổi của 1 vùng đất và phát biểu khái niệm Đô thị hóa >>> HS trả lời nhanh, GV chốt về khái niệm Đô thị hóa

Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 1996

Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 2018

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi:

+ Số lượng các đô thị thay đổi ra sao?

+ Tại sao ngày càng có nhiều đô thị hình thành và tỉ lệ dân thành thị tăng cao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs trả lời nhanh.

Hoạt động “Tôi tài năng” – GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi:

Đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào?

HS thi trả lời theo đội – Nhóm nam và nhóm nữ thi đấu với nhau. Nhóm này nêu ra tích cực thì nhóm kia nêu ra tiêu cực. Trả lời cho đến khi phân biệt thắng thua.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh:

+ GV cung cấp thêm thông tin cho Hs

Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 1996

Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 2018

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Củng cố lại nội dung bài học.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

“Giải pháp nào để phát triển đô thị Xanh – sạch – đẹp” hiệu quả

HS suy nghĩ ghi thông tin ra giấy note trong 1 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thống nhất quan điểm nhóm trong 1 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gọi ngẫu nhiên đại diện lên hùng biện tranh tài trong 1 phút

Các nhóm khác phản biện, thống nhất giải pháp nhằm phát triển đô thị hiệu qủa.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: Gv tổng kết khen ngợi.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học.

  1. b) Nội dung:

- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh viết báo cáo, thu thập tư liệu

+ Mẫu báo cáo: Những biểu hiện của đô thị hóa tại địa phương; Những tác động của đô thị hóa; Những giải pháp địa phương đang thực hiện; Những đề xuất của em/

+ Tư liệu: Hình ảnh chụp, thông tin từ website của tỉnh

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs về nhà thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: Gv tổng kết

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

..........................................................................................................................................................

BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN

VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.

- Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.

- Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động

- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

  1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh, khai thác văn bản địa lí.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chăm chỉ trong các hoạt động học.

- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Bản đồ phân bố dân cư ở đới nóng.

- Tư liệu bài học.

  1. Học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh kể tên các quốc gia đông dân trên thế giới.

+ Trung Quốc, Ấn Độ,…

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

Kể tên các quốc gia đông dân trên thế giới mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV dẫn dắt vào bài mới.

Trên thế giới có rất nhiều nước đông dân, trên 100 triệu, thậm chí cả tỉ người, trong đó có không ít nước thuộc đới nóng. Điều này thực sự đã gây nên nhiều sức ép đến kinh tế - xã hội – tài nguyên và môi trường ở mỗi quốc gia. Vậy thực trạng vấn đề đó như thế nào? Giải pháp ra sao, mời các em đến với các tiểu phẩm của các nhóm.”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số đới nóng (15 phút)

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.

- Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.

- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

  1. b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

  • Nội dung chính

1 . Dân số :

- Chiếm gần 50 % dân số thế giới .

- Tập trung đông : Đông Nam Á , Nam Á , Tây Phi ….

- Bùng nổ dân số gay khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống .

  1. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  2. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát lược đồ và cho biết dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu vực nào ?

- Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ?

- GV cho HS quan sát biểu đồ 1.4 và cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào ?

-Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: Gv chuẩn xác. (Tích hợp giáo dục môi trường)

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Đông NamÁ, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.

+ Tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường, rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt...

Hoạt động 2: Tìm hiểu sức ép của của dân số tới tài nguyên, môi trường (20 phút)

  1. a) Mục tiêu:

- Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động

- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

  1. b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33, 34 kết hợp quan sát hình 10.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

  • Nội dung chính

2 . Sức ép của của dân số tới tài nguyên , môi trường :

- Dân số tăng nhanh làm cho đời sống khó cải thiện, làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt do khai thác quá mức, làm cho môi trường bị tàn phá .

- Cần phải :

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số .

+ Tăng cường phát triển kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân

  1. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  2. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- Yêu cầu cá nhân hs quan sát hình 10.1,®gv giải thích các kí hiệu .

- Biểu đồ bình quân lương thực đầu người : giảm từ 100% xuống còn 80% . Nêu nguyên nhân giảm?

- Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì?

- Yêu cầu hs hoạt động theo cặp, cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 - 1990) và nhận xét.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV chốt kiến thức.

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ 100% lên hơn 110% .Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên gần 160% .

=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số.

+ Do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực.

+ Giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên.

+ Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người .

+ Diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha

=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học …

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Củng cố lại nội dung bài học.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay ở các nước nhiệt đới nóng? Biện pháp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Báo cáo và nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV chính xác hóa và tổng kết

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút)
  2. a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học.

  1. b) Nội dung:

- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

  1. c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

- Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng…

  1. d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ

- Sức ép của dân số đông làm cho tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Các tác động tiêu cực của dân số đến môi trường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận đinh: GV nhận xét, chốt kiến thức.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

..........................................................................................................................................................

Giáo án Địa lí 7 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Địa lí 7 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Địa lí 7 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Địa lí 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới địa khối 7, địa 7 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an dia 7 ki 1 cv 5512

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay