Câu hỏi tự luận công nghệ 7 kết nối tri thức Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 9: GIỚI THIỆU VỀ CHĂN NUÔI
(17 câu)
1. Nhận biết (5 câu)
Câu 1: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi?
Trả lời:
Chăn nuôi là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người sử dụng hằng ngày, cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt,...
Câu 2: Trình bày định hướng phát triển của chăn nuôi?
Trả lời:
Hiện nay, chăn nuôi đang hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững để cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn.
Câu 3: Liệt kê một số loài vật nuôi phổ biến ở nước ta?
Trả lời:
Vật nuôi phổ biến là những loại vật nuôi được nuôi ở hầu khắp các vùng miền của nước ta. Chúng được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm.
- Gia súc: lợn, bò, trâu, dê,…
- Gia cầm: vịt, gà, ngan, ngỗng,…
Câu 4: Vật nuôi đặc trưng vùng miền là gì?
Trả lời:
Vật nuôi đặc trưng vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phầm.
Câu 5: Kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?
Trả lời:
Hiện nay, ở nước ta có hai phương thức chăn nuôi phổ biến: chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại
2. Thông hiểu (5 câu)
Câu 1: Ngành chăn nuôi ở nước ta có những triển vọng gì?
Trả lời:
Ngành chăn nuôi có những triển vọng như: sản xuất hàng hoá theo mô hình khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 2: Nêu những tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta?
Trả lời:
Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như: nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng; liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng; công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều; người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của một số vật nuôi đặc trưng theo vùng miền ở nước ta?
Trả lời:
- Gà Đông Tảo:
+ Nguồn gốc: Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
+ Đặc điểm: Gà Đông Tảo là giống gà quý, có đôi chân to và thô, thịt thơm ngon. Gà trồng có lông màu đỏ tia, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg. Gà mái có lông màu đất sét hay lá chuối khô, khi trưởng thành có thể nặng trên 3,0 kg.
- Lợn cỏ:
+ Nguồn gốc: Các tỉnh miền Trung
+ Đặc điểm: Lợn có có da và lông màu đen. Lợn có khối lượng nhỏ (chỉ khoảng 10 – 15 kg), chậm lớn, đề ít. Tuy nhiên giống lợn này dễ nuôi, thịt săn chắc, thơm ngon.
- Bò vàng (bò cóc, bò cỏ, bò ta):
+ Nguồn gốc: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
+ Đặc điểm: Bò vàng có lông màu vàng nhạt, tầm vóc nhỏ, chậm lớn nhưng dễ nuôi. Bỏ cái trưởng thành nặng khoảng 160 - 170 kg, bỏ đực nặng khoảng 250 - 260 kg. Bò cái thường dùng để lai với bò đực Sindhi, đẻ ra bê lai, lớn nhanh hơn bỏ mẹ.
- Chó phú quốc:
+ Nguồn gốc: Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
+ Đặc điểm: Giống chó Phú Quốc có đặc điểm nổi bật với các xoáy lông ở lưng, chân có màng bơi. Chó nổi tiếng với sự tinh khôn, gan dạ. Chó có ba màu lông cơ bản là vện, đen và vàng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm của chăn nuôi nông hộ?
Trả lời:
Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở Việt Nam, người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít. Phương thức chăn nuôi này có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao, biện pháp xử lí chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của chăn nuôi trang trại?
Trả lời:
Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn. Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh, có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
3. Vận dụng (4 câu)
Câu 1: Giống vật nuôi bản địa có ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Giống vật nuôi bản địa có ưu điểm chung là dễ nuôi, chịu được kham khổ, thích nghi với điều kiện môi trường địa phương và sản phẩm (thịt, trứng, sữa) thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản. Tuy nhiên, chúng thường có năng suất thấp nên hiện nay số lượng bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về chăn nuôi công nghệ cao?
Trả lời:
Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm giảm công lao động, chi phí sản xuất, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn. Một số công nghệ hiện đại đang được ứng dụng trong chăn nuôi như tự động cho ăn, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khoẻ, điều chình nhiệt độ, thu hoạch (trứng, stra)....
Câu 3: Trình bày một số ngành nghề trong chăn nuôi?
Trả lời:
- Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y là những người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi (Hình 9.5), góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm các loại thuốc, vaccine cho vật nuôi. Phẩm chất cần có của bác sĩ thú y là yêu động vật, cần thận, tỉ mỉ, khéo tay.
- Kĩ sư chăn nuôi
Kĩ sư chăn nuôi là những người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi; sản xuất thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi. Phẩm chất cần có của kĩ sư chăn nuôi là yêu động vật, thích nghiên cứu khoa học, thích chăm sóc vật nuôi.
Câu 4: Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
Trả lời:
- Vệ sinh khu vực chuồng trại:
Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, giữ cho chuồng nuôi luôn sạch, khô ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải,... Nếu chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lí, bảo quản đúng quy định, không để chúng phát tán ra môi trường.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu thiên tai?
Trả lời:
Những việc cần làm của bản thân em góp phần giảm thiểu thiên tai:
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng cho những người trong gia đình và người dân khu vực.
+ Đề cao vai trò của người dân bản địa.
+ Tuân thủ quy định về bảo vệ rừng khi tham quan.
+ Không sử dụng sản phẩm từ động vật rừng quý hiếm.
+ Sử dụng các sản phẩm từ nguồn năng lượng tái tạo.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của em về chăn nuôi thông minh?
Trả lời:
Chăn nuôi thông minh là việc ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi. Ví dụ điển hình của mô hình chăn nuôi này là sử dụng các thiết bị thông minh tự động để theo dõi sức khoẻ vật nuôi và môi trường chăn nuôi kể cả thức ăn, nước uống, từ đó sẽ tự động đưa ra giải pháp tốt nhất. Đây là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Câu 3: Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là:
Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lần nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.
=> Bài giảng điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi