Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 3: Giới thiệu về đât trồng
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Giới thiệu về đât trồng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNGI) NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu khái niệm về đất trồng
Trả lời
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm
Câu 2: Đất trồng có các thành phần nào?
Trả lời
- Phần lỏng
-Phần rắn
+ Chất vô cơ
+ Chất hữu cơ
- Phần khí
- Sinh vật đất
Câu 3: Đất trồng chia thành những loại nào?
Trả lời
Đất trồng chia thành ba loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét
Câu 4: Phân loại theo nguồn gốc thì cây trồng được phân loại như thế nào?
Trả lời
Phân loại theo nguồn gốc, cây trồng được phân loại 3 nhóm đó là: cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới.
II) THÔNG HIỂU
Câu 1: Nêu vai trò của phần rắn trong đất trồng
Trả lời
Phần rắn là thành phần chủ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95% trong đó có chứa các chất dinh dưỡng . Phần rắn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây đứng vững
Câu 2: Em hãy nêu vai trò của sinh vật đất trong đất trồng?
Trả lời
Sinh vật đất gồn con trùng, giun, động vật nguyên sinh,… có vai trò cải tạo đất, cải tạo tàn dư thực vật, phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây trồng
Câu 3: Em hã cấu tạo và vai trò của keo đất
Trả lời
Keo đất là những hạt đất có kích thước vô cùng nhỏ, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước. Chúng có vai trò quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác.
Câu 4: Đất chua có ảnh hưởng gì đến đất trồng và cây trồng.
Trả lời
Đất chua sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật của đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, sự duy trì cân bằng hàm lượng chất hữu và chất vô cơ trong đất.
III) VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Vì sao sau khi thu hoặc người ta lại rắc vôi cho đất?
Trả lời
Người rắc vôi sau khi thu hoặc bởi vì đối với đất canh tác bị nhiễm phèn hoặc đất thâm canh bị bón thừa phân đạm và phân kali trong thời gian dài rất dễ bị suy thoái. Việc bón vôi giúp cho tăng độ pH trong đất, giảm độ chua. Đồng thời cải tạo lại đất để tiếp tục cho vụ mùa tiếp theo.
Câu 2: Em hay nêu đặc điểm của đất kiềm từ đó nêu 1 số loại cây phù hợp trồng ở đất kiềm.
Trả lời
Đất kiềm là đất có độ pH trên 7,5. Đặc điểm của đất có tính kiềm là đất có tính dỏe, dính, quánh khi ẩm và rắn cứng khi khô, mùn trong đất dễ bị rửa trôi, chế độ nươc, không khsi trong đất không điều hòa.
Một số loại cây phù hợp trồng ở đất kiềm: cây học đậu, xà lách, rau diếp,…
Câu 3: Tại sao người ta hay bón phân chuồng cho đất và cây trồng?
Trả lời
Trong phân chồng có nhiều các vi sinh vật và các chất hữu cơ, vô cơ có lợi cho cây trồng và đất, giúp cho đất tăng độ tơi xốp và dưỡng chất.
Câu 4: Nêu đặc điểm của cây ôn đới. Ở nước ta những vùng nào có thể trồng các cây ôn đới.
Trả lời
Cây ôn đới là cây thường được trông ở những nơi có mùa đông lạnh, mùa hè mát. Ở nước ta, nhóm cây ôn đới thường được trồng ở các vùng núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai.
=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 3: Giới thiệu về đất trồng