Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 16: Một số sâu hại cây trồng và biện pháp phòng trừ

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: một số sâu hại cây trồng và biện pháp phòng trừ. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.

BÀI 16: MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

(17 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Liệt kê một số loại sâu hại cây trồng thường gặp?

Trả lời:

Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp:

- Sâu tơ hại rau

- Rầy nâu hại lúa

- Sâu keo mùa thu

- Ruồi đục quả

Câu 2: Trình bày đặc điểm gây hại của sâu tơ hại rau?

Trả lời:

Đặc điểm gây hại của sâu tơ hại rau:

Sâu non tuổi nhỏ ăn biều bì là tạo thành những vết trong, mờ ở lá rau. Sâu tuổi lớn ăn thủng lá, làm giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá.

Câu 3: Trình bày đặc điểm gây hại của ruồi nâu?

Trả lời:

Đặc điểm gây hại của ruồi nâu

Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hạt bị lép. Khi mật độ rầy cao, lúa chết thành đám gọi là "cháy rầy”.

Câu 4: Trình bày đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu?

Trả lời:

Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu:

Sâu keo mùa thu gây hại chủ yếu trên ngô. Sâu non ăn lá tạo các lỗ thủng lớn trên phiến lá, cắn gẫy cờ, đục phá hại bắp ngô.

Câu 5: Trình bày đặc điểm gây hại của ruồi đục quả?

Trả lời:

Đặc điểm gây hại của ruồi đục quả:

Trên quả bị ruồi đục quả phá hại có các vết chích màu đen, sau chuyển thành nâu. Phần thịt quả bị thối, quả rụng.

 

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tơ hại rau?

Trả lời:

Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tơ hại rau:

Sâu tơ hại rau có tên khoa học là Plutella xylostella, họ Ngài rau, bộ Cánh vảy.

Sâu trưởng thành (ngài) có chiều dài nhỏ hơn 10 mm. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng (ngài đực) hoặc màu vàng (ngài cái). Râu đầu dài, vươn về phía trước rất linh hoạt.

Trứng hình bầu dục hơi tròn, đường kính khoảng 0,4 – 0,5 mm, màu vàng nhạt. Trứng để rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính. Sau khi đẻ từ 3 đến 7 ngày thì trứng nở.

Sâu non hình ống, màu xanh nhạt, dài khoảng 10 mm, đầu màu nâu vàng, trên mỗi đốt đều có lông tơ. Sâu có 4 tuổi (qua ba lần lột xác), thời gian phát triển của sâu non khoảng 11 – 15 ngày, nếu nhiệt độ thấp có thể tới 18 – 20 ngày.

Nhộng của sâu tơ được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng nên được gọi là sâu tơ. Nhộng có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài khoảng 6 – 8 mm. Thời gian phát triển của nhộng khoảng 4 – 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.

Câu 2: Trình bày đặc điểm hình thái, sinh học của rầy nâu?

Trả lời:

Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy nâu:

Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens, họ Muội nâu, bộ Cánh đều.

Rầy trưởng thành có màu nâu vàng, thân dài khoảng 3 – 5 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Có hai dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn. Rầy cánh ngắn có cánh phủ 2/3 thân, rầy cánh dài cánh phủ toàn thân.

Trứng được đẻ thành ở giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục.

Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi từ 2 đến 3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm. Rầy non có 5 tuổi (qua bốn lần lột xác).

Câu 3: Trình bày đặc điểm hình thái, sinh học của sâu keo mùa thu?

Trả lời:

Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu keo mùa thu:

Sâu keo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera frugiperda, họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy. Sâu keo mùa thu trưởng thành cánh trước có màu nâu xám. Mép ngoài cánh trước có các

đường vân, gợn hình sóng theo mép ngoài của cánh. Cánh sau màu vàng nhạt. Trứng hình cầu, màu trắng xanh, đẻ thành ổ, có phủ lông tơ mỏng.

Sâu non: đầu có vân hình chữ Y ngược, mặt lưng đốt bụng cuối có 4 u lông màu đen xếp hình vuông.

Nhộng màu nâu đỏ bóng, cuối bụng có đôi gai nhọn.

Câu 4: Trình bày đặc điểm hình thái, sinh học của ruồi đục quả?

Trả lời:

Đặc điểm hình thái, sinh học của ruồi đục quả:

Loài ruồi đục quả phổ biến nhất trong giống Bactrocera có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, họ Ruồi đục quả, bộ Hai cánh.

Ruồi đục quả trường thành dài gần 1 cm, cơ thể màu vàng hoặc đen, bụng tròn, ngực có hai sọc vàng rộng, đốt bụng có vân chữ T màu đen.

Trứng có màu trắng trong hoặc vàng kem, hình trụ thon, dài và đầu hơi nhọn.

Sâu non (dòi) có màu trắng đục hơi vàng, không có chân, móc miệng có màu đen. Nhông có màu kem, nâu.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Làm thế nào để phòng trừ sâu tơ hại rau?

Trả lời:

Sâu tơ chỉ gây hại trên rau thuộc họ cải, do đó nên trồng xen rau thuộc họ Cải với các loại rau thuộc họ khác như hành, tỏi, cà chua hoặc luân canh với cây lúa nước. Sử dụng bấy để bắt sâu tơ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất Abamectin, Azadirachtin.... và các chế phẩm sinh học như nấm Beauveria bassiana, Metarhizium baculoviruses; vi khuẩn Bacillus thuringiensis, ong kí sinh trừ sâu tơ.....

Câu 2: Làm thế nào để phòng trừ rầy nâu?

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ rầy nâu:

Sử dụng giống kháng là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các biện pháp như xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh mùa vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định và sử dụng kẻ thù tự nhiên như thả vịt, thả cá rô phi, bọ xít mù xanh; chế phẩm sinh học Metarhizium.

Câu 3: Làm thế nào để phòng trừ sâu keo mùa thu?

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu:

Để phòng trừ sâu keo mùa thu, cần vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để tiêu diệt nhộng, luân canh với cây lúa nước. Sử dụng bẫy để thu bắt sâu trưởng thành, ngắt bỏ ở trứng. Sử dụng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm nấm xanh Metarhizium, chế phẩm Bt, chế phẩm virus NPV,... để diệt trừ sâu non, nhộng. Sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn.

Câu 4: Làm thế nào để phòng trừ ruồi đục quả?

Trả lời:

c) Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả

Để phòng trừ ruồi đục quả cần vệ sinh đồng ruộng, sử dụng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu huỷ quả rụng. Sử dụng bẫy để thu bắt ruồi trưởng thành. Dùng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn đề phòng trừ ruồi đục quả.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Việc xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau là nhằm:

-       Giảm mật độ sâu tơ: Sâu tơ chỉ gây hại trên rau thuộc họ cải, do đó việc xen canh rau thuộc họ cải với các rau thuộc họ khác như hành, tỏi, cà chua hoặc luân canh với cây lúa nước sẽ làm giảm nguồn thức ăn của sâu tơ, từ đó giảm mật độ sâu hại.

-       Giảm khả năng phát sinh sâu tơ: Sâu tơ trưởng thành có khả năng bay xa để tìm kiếm thức ăn, do đó việc trồng xen rau thuộc họ cải với các rau thuộc họ khác sẽ làm giảm khả năng phát sinh sâu tơ.

-       Tăng cường hiệu quả của các biện pháp phòng trừ khác: Xen canh, luân canh sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các biện pháp phòng trừ khác như sử dụng thiên địch, bẫy pheromone,...

Câu 2: Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu tơ hại rau bằng biện pháp xen canh, luân canh, cần lưu ý những điểm nào?

Trả lời:

Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu tơ hại rau bằng biện pháp xen canh, luân canh, cần lưu ý một số điểm sau:

-       Lựa chọn các loại rau xen canh, luân canh phù hợp: Nên lựa chọn các loại rau có thời gian sinh trưởng khác nhau để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng.

-       Thực hiện xen canh, luân canh đúng thời vụ: Nên xen canh, luân canh vào thời điểm sâu tơ không có hoặc có mật độ thấp.

-       Thực hiện xen canh, luân canh thường xuyên: Nên thực hiện xen canh, luân canh trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao.

Câu 3: Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa vì:

-       Giảm thiểu thiệt hại do rầy nâu gây ra: Giống kháng bệnh sẽ không bị rầy nâu gây hại, từ đó giúp giảm thiểu thiệt hại về năng suất và chất lượng lúa.

-       An toàn cho môi trường: Sử dụng giống kháng bệnh sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ môi trường.

-       Tiết kiệm chi phí: Sử dụng giống kháng bệnh sẽ giúp tiết kiệm chi phí mua thuốc trừ sâu.

 

Câu 4: Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ rầy nâu hại lúa bằng biện pháp sử dụng giống kháng bệnh, cần lưu ý những điểm nào?

Trả lời:

Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ rầy nâu hại lúa bằng biện pháp sử dụng giống kháng bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

-       Chọn đúng giống lúa kháng bệnh: Nên chọn giống lúa có khả năng kháng rầy nâu tốt, được sản xuất và phân phối bởi các cơ quan uy tín.

-       Gieo sạ đúng thời vụ: Nên gieo sạ lúa vào thời điểm rầy nâu chưa phát sinh hoặc mật độ rầy thấp.

-       Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp: Sử dụng giống kháng bệnh kết hợp với các biện pháp phòng trừ khác như xen canh, luân canh, vệ sinh đồng ruộng,... để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay